maro-news
Image
maro-news
Follow US:
Quick Search
Cẩm nang kiến thức

Trì hoãn là gì? Phân biệt trì hoãn và lười biếng

Trì hoãn là gì? Phân biệt trì hoãn và lười biếng

Trì hoãn đã không còn là thói quen xa lạ ở con người. Nó cũng gây ra nhiều tác động tiêu cực cho bản thân mỗi người và những người xung quanh họ. Đồng thời, nhiều người cho rằng trì hoãn chính là lười biếng. 

Nhận định trên có đúng hay không? Bạn đọc hãy cùng theo dõi bài viết sau đây của Quân sư TalentBold để hiểu rõ hơn trì hoãn là gì cũng như phân biệt được trì hoãn và lười biếng nhé!

MỤC LỤC:
1- Trì hoãn là gì?
2- Vì sao con người lại có thói quen trì hoãn?

   2.1- Khả năng kiểm soát cảm xúc kém
   2.2- Thiếu động lực làm việc
   2.3- Thiếu kiên nhẫn
   2.4- Không có khả năng lên kế hoạch
   2.5- Tính chất công việc
   2.6- Quá tự tin vào bản thân
   2.7- Thiếu quyết đoán, do dự
   2.8- Đánh giá sai công việc cần thực hiện
3- Hệ quả của việc trì hoãn

4- Phân biệt giữa trì hoãn và lười biếng

Tuyển dụng việc làm lương hấp dẫn

1- Trì hoãn là gì? 

Trì hoãn là thói quen làm chậm lại hay chưa muốn bắt tay làm một việc gì đó của con người. Trong tiếng Anh, trì hoãn được gọi là Procrastination.

Bạn có thể bắt gặp sự trì hoãn ở bất cứ ai, bất kể người đó là nam hay nữ, bao nhiêu tuổi. Người trì hoãn thường là cố ý. Họ đang cố tình tránh né thực hiện công việc, hành động nào đó hoặc là đưa ra quyết định.

Một nghiên cứu đã chỉ ra, có khoảng 20% thanh niên trưởng thành tại Mỹ đang mắc phải thói quen trì hoãn kinh niên. Con số này thậm chí còn cao hơn tỷ lệ người bị trầm cảm, nghiện rượu hoặc mắc chứng ám ảnh.

Có thể thấy, trì hoãn là thói quen rất phổ biến ở con người. Nó xuất hiện trong mọi hoàn cảnh, lĩnh vực, từ công việc, cuộc sống cá nhân cho tới quá trình học tập. Đồng thời, nó cũng gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả, chất lượng công việc và đời sống con người.

2- Vì sao con người lại có thói quen trì hoãn? 

Thói quen trì hoãn diễn ra một cách âm thầm. Bạn chỉ có thể thực sự nhận ra nó khi phát sinh hậu quả tiêu cực.

Vậy, vì sao con người lại có thói quen xấu này?

Những việc làm hấp dẫn

Phiên Dịch Tiếng Nhật (Sản xuất)

Hà nội, Bắc Ninh, Hưng Yên Biên phiên dịch , Hành chánh/Thư ký , Sản Xuất

Phiên Dịch Tiếng Nhật

Hà nội, Bắc Ninh, Hưng Yên Biên phiên dịch , Hành chánh/Thư ký , Sản Xuất

Nhân viên Logistics (Tiếng Nhật)

TP.HCM, Bình Dương , Đồng Nai Vận Chuyển/Giao Nhận, Xuất nhập khẩu

Chuyên Viên Kinh Doanh (Dệt May, Tiếng Trung/Anh/Nhật)

TP.HCM, Bình Dương , Đồng Nai Dệt may/ Sợi/ Giầy da, Bán hàng (Khác), Bán hàng (May mặc/Phụ kiện)

Quản Lý Sản Xuất (Tiếng Nhật)

Hà nội, Hải Dương, Hưng Yên Cơ khí/ Máy móc, Sản Xuất , Kỹ sư Công Nghiệp (IE)/Cải tiến sản xuất

Theo như Quân sư tìm hiểu thì có nhiều nguyên nhân khiến con người mắc phải chứng trì hoãn. Dưới đây là một vài nguyên nhân khá phổ biến:

2.1- Khả năng kiểm soát cảm xúc kém 

Biểu hiện thường thấy ở người kiểm soát cảm xúc kém là họ rất dễ phân tâm, xao nhãng. Bạn sẽ thấy họ không thể nào tập trung, chuyên chú thực hiện công việc cần làm. Thay vì phải gắng sức làm việc gì đó thì họ lại bỏ qua nó để xem phim, đọc truyện, lướt facebook, chat với bạn,…

Trì hoãn là gì

>>> Quan tâm: Burn out là gì? Dấu hiệu cho thấy Burn out đang dần xuất hiện

2.2- Thiếu động lực làm việc 

Dù biết rõ phải hoàn thành công việc nào đó nhưng nhiều người lại tìm mọi cách né tránh. Họ vô cùng uể oải, miễn cưỡng khi phải bắt đầu công việc đó. 

Thường thì người thiếu động lực làm việc sẽ luôn chờ đợi cho tới khi bản thân cảm thấy thoải mái, có tinh thần hơn mới tiến hành công việc.

2.3- Thiếu kiên nhẫn 

Theo nghiên cứu của nhà tâm lý học Arushi Malik, có tới 63% bạn trẻ bỏ dở công việc đang thực hiện. Đây là một con số rất cao đúng không nào!

Sở dĩ có nhiều bạn trẻ bỏ ngang việc đang làm là vì họ thiếu sự kiên nhẫn. Khi phải làm công việc nào đó mà không nhận được kết quả ngay lập tức, gặp phải khó khăn thì xu hướng thường thấy là họ sẽ từ bỏ việc đang làm.

2.4- Không có khả năng lên kế hoạch 

Một nguyên nhân khác khiến con người trì hoãn thực hiện công việc là họ không biết bắt đầu từ đâu, làm như thế nào.

Quân sư từng gặp rất nhiều bạn làm việc mà không có bất cứ kế hoạch, mục tiêu cụ thể nào. Điều này khiến các bạn ấy dễ dàng nản lòng, thoái chí khi gặp phải những khó khăn hay vấn đề phức tạp xảy ra trong quá trình làm việc.

Có thể thấy, việc không có kế hoạch cũng có tác động không nhỏ đến sự trì hoãn ở con người. Vì không có kế hoạch nên bạn sẽ lần lữa, chần chừ bắt đầu thực hiện công việc. Hệ quả là thói quen trì hoãn cứ thế gia tăng.

2.5- Tính chất công việc 

Sự trì hoãn cũng có thể phát sinh từ chính bản chất công việc bạn phải thực hiện. Chẳng hạn, với những công việc quá khó khăn, vượt sức bạn sẽ có xu hướng né tránh. Trong khi đó, những công việc quá buồn chán, tẻ nhạt lại khiến bạn không có cảm hứng để đi làm.

2.6- Quá tự tin vào bản thân 

Không ít người chỉ bắt tay thực hiện công việc khi gần tới hạn. Sở dĩ họ làm như vậy là vì tự tin một cách thái quá vào năng lực bản thân. Họ thường cho rằng đó chỉ là công việc đơn giản, họ có thể giải quyết chỉ trong “một nốt nhạc”.

Biểu hiện trì hoãn

2.7- Thiếu quyết đoán, do dự 

Dù biết công việc đó rất quan trọng nhưng vì thiếu quyết đoán mà bạn không thể nào đưa ra quyết định sau cùng để thực hiện nó. 

2.8- Đánh giá sai công việc cần thực hiện 

Đôi khi, bạn cho rằng công việc nào đó rất đơn giản, chỉ mất thời gian ngắn là có thể hoàn thành. Thế nhưng, thực tế không như vậy.

Việc đánh giá sai tính chất công việc khiến bạn kéo dài thời điểm thực hiện công việc và dễ dẫn tới trễ deadline.

2.9- Lười biếng 

Sự lười biếng khiến bạn cảm thấy mọi việc dường như quá khó khăn. Nó làm bạn nảy sinh tâm lý né tránh, không muốn tìm hiểu nên không thể bắt tay thực hiện công việc cần làm.

3- Hệ quả của việc trì hoãn 

Bạn có thể bắt gặp sự trì hoãn ở bất cứ đâu, bất cứ người nào. Đáng sợ hơn cả là thói quen trì hoãn một khi đã xuất hiện thì nó sẽ bám sâu lấy bạn, khiến bạn khó mà tránh thoát.

Nếu để thói quen xấu này kéo dài, hệ quả bạn phải đối mặt sẽ rất nặng nề. Hơn nữa, nó còn có thể gây ra tác động xấu đến nhiều mặt khác nhau trong cuộc sống của bạn. Cụ thể:

3.1- Sức khỏe

Các nghiên cứu từ những chuyên gia cho thấy, trì hoãn có thể gây ra ảnh hưởng tương đối lớn với sức khỏe tinh thần của con người. 

Một số chứng bệnh gắn liền với thói quen trì hoãn rất thường thấy như:

- Căng thẳng

Người có thói quen trì hoãn thường để công việc gần tới deadline mới thực hiện. Điều này khiến họ phải gắng sức để hoàn thành nó chỉ trong thời gian rất ngắn. Chưa kể, nhiều người còn phải bỏ ăn, bỏ ngủ để chạy deadline cho kịp.

- Trầm cảm, lo âu

Trì hoãn kéo dài khiến bạn nảy sinh tâm lý chán chường, lo âu. Cả ngày bạn không muốn làm gì cả. Tình trạng càng kéo dài sẽ khiến bạn mắc chứng trầm cảm nặng.

- Đau đầu, mất ngủ

Các kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, người trì hoãn thường mắc chứng đau đầu, mất ngủ. Họ không thể ngủ vào ban đêm nhưng ban ngày lại luôn muốn ngủ.

- Vấn đề tim mạch

Thói quen trì hoãn là một trong những nguyên nhân gây ra các vấn đề về tim ở con người.

Trong một nghiên cứu vào năm 2015 trên Tạp chí Y học Hành vi, tỷ lệ người mắc bệnh tim có thói quen trì hoãn cao hơn người khỏe mạnh.

Hệ quả trì hoãn

>>> Xem thêm: Thụ động là gì? Cách khắc phục sự thụ động nơi công sở

3.2- Công việc

Không chỉ gây ra tác hại tiêu cực với sức khỏe con người, sự trì hoãn còn tạo ra ảnh hưởng xấu đến công việc. Cụ thể:

- Trì hoãn làm bạn lãng phí nhiều thời gian vô ích

Liên tục trì hoãn thực hiện công việc khiến bạn lãng phí nhiều thời gian vì những thứ vô bổ. Chưa kể, làm việc gì đó trong thời gian gấp gáp còn khiến cho hiệu suất giảm mạnh, dễ mắc sai lầm.

- Bỏ lỡ cơ hội thăng tiến, phát triển sự nghiệp

Trì hoãn cũng khiến bạn bỏ qua nhiều cơ hội thăng tiến trong sự nghiệp cũng như phát triển bản thân.

Chẳng hạn, khi đồng nghiệp của bạn đã làm xong việc và bắt đầu phát triển kỹ năng mới thì bạn mới bắt tay làm việc. Điều này khiến bạn trở nên dần lạc hậu so với họ, về lâu dài họ sẽ ngày càng thăng tiến trong khi bạn vẫn dậm chân tại chỗ.

- Đánh mất uy tín

Tạo dựng uy tín trước sếp và đồng nghiệp vô cùng gian nan. Tuy nhiên, chỉ vì thường xuyên trì hoãn công việc bạn sẽ khiến mọi thứ sụp đổ chỉ trong chớp mắt.

Bạn biết đấy, sự trì hoãn sẽ khiến bạn làm việc kém hiệu quả hơn. Khi điều này liên tục xảy ra, mọi người sẽ dần mất đi sự tin tưởng, tôn trọng ở bạn.

- Hủy hoại các mối quan hệ

Kết quả công việc tốt, thời gian làm việc nhanh chóng giúp bạn tạo nên mối quan hệ tốt đẹp với cấp trên, đồng nghiệp, khách hàng và đối tác.

Thế nhưng, chỉ cần bạn để sự trì hoãn lấn áp thì mọi người khó có thể tiếp tục tin tưởng vào bạn và kết quả là bạn sẽ tự mình phá vỡ những mối quan hệ tốt đẹp đã xây dựng trước đó.

- Stress

Trì hoãn khiến công việc dồn ứ lại và bạn sẽ chỉ có thời gian rất ngắn để thực hiện hàng tá công việc khác nhau. Chính vì vậy, bạn sẽ phải làm thêm giờ, tăng ca thâu đêm. Hệ quả của việc overtime là bạn sẽ thường xuyên cảm thấy căng thẳng, mệt mỏi.

- Phát sinh nhiều thói quen xấu

Liên tục trì hoãn khiến bạn trở nên chậm chạp, khả năng phản xạ cũng dần suy giảm. Bạn sẽ mất nhiều thời gian hơn để thực hiện công việc. Lâu dần, bạn trở nên thiếu tự tin hơn và không có khả năng chủ động trong công việc.

Lười biếng và trì hoãn

4- Phân biệt giữa trì hoãn và lười biếng 

Không ít người đánh đồng hai khái niệm “trì hoãn” và “lười biếng” là một. Tuy nhiên, chúng là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau.

Điểm chung của trì hoãn và lười biếng là chúng đều phát xuất từ sự thiếu động lực làm việc. Nhưng, người lười biếng thường là tránh né để không phải làm bất cứ việc gì cả, còn người trì hoãn chỉ là kéo dài thời gian bắt đầu công việc.

Nói cách khác, lười biếng có nghĩa là người đó sẽ không mảy may thực hiện bất cứ công việc nào, cũng không muốn tham gia vào hoạt động đó. Trong khi đó, trì hoãn chỉ là cảm xúc tiêu cực của con người trước một công việc nào đó và họ cần thời gian để giải tỏa nó trước khi bắt tay làm việc.

Một điểm khác giúp bạn phân biệt lười biếng và trì hoãn chính là người lười biếng không làm bất cứ việc gì, còn người trì hoãn chỉ kéo dài thời bằng cách làm những việc khác nhưng chắc chắn sẽ hoàn thành công việc cần làm.

Lời kết

Trì hoãn chắc chắn là thói quen xấu cần từ bỏ bởi những tác hại mà nó gây ra cho mỗi người. Đặc biệt, với những bạn trẻ thì trì hoãn còn là nguyên nhân to lớn kìm hãm sự phát triển của họ.

Vì vậy, bạn nên ý thức rõ hệ quả của sự trì hoãn và quyết tâm vượt qua thói quen xấu để không ngừng phát triển, hoàn thiện bản thân nên tốt hơn mỗi ngày.

Hy vọng những chia sẻ vừa rồi của Quân sư TalentBold đã giúp bạn hiểu sâu hơn trì hoãn là gì cũng như phân biệt được trì hoãn và lười biếng. Chúc bạn thành công!

 

Miễn phí đăng tin tuyển dụng

------------------------------------

Chi tiết liên hệ:
Talentbold - We bold your talents
Hotline: 077 259 1080
Mail: sales@talentbold.com
Add: Tầng 12A.3, Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam

Nguồn ảnh: internet


talentbold

Talentbold

TalentBold là nền tảng hợp nhất trong Quảng bá, Thu hút và Quản lý Tuyển dụng nhân tài giúp Doanh nghiệp đảm bảo nguồn lực dựa trên nền tảng công nghệ phần mềm Quản lý tuyển dụng