maro-news
Image
maro-news
Follow US:
Quick Search
Cẩm nang kiến thức

Tư duy là gì? Đặc điểm nhận biết và cách phát triển tư duy

Tư duy là gì? Đặc điểm nhận biết và cách phát triển tư duy

Con người luôn hiểu rõ sự tồn tại và tầm quan trọng của tư duy. Nhưng, điều này không có nghĩa ai ai cũng hiểu đúng, hiểu đủ tư duy là gì và biết phải làm thế nào để phát triển tư duy.

Bạn thì sao? Bạn đã hiểu những gì về tư duy? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của Quân sư TalentBold để có thêm nhiều thông tin hữu ích bạn nhé!

MỤC LỤC:
1- Khái niệm tư duy là gì?
2- 4 đặc điểm của tư duy
3- 3 thao tác cơ bản của quá trình tư duy
4- Các loại tư duy thường gặp
5- Vì sao kỹ năng tư duy lại quan trọng?
6- Phải làm gì để phát triển tư duy

Tuyển dụng việc làm lương hấp dẫn

1- Khái niệm tư duy là gì? 

Tư duy là quá trình hình thành, vận dụng các suy nghĩ, ý tưởng một cách có ý thức của con người.

Bạn cũng có thể hiểu tư duy là một loại hoạt động trí tuệ. Nó xảy ra trong não bộ của con người nhằm giải quyết các nhiệm vụ hay vấn đề cụ thể nào đó.

Quá trình tư duy cho phép bạn thực hiện các thao tác suy luận, phân tích, đánh giá, tìm hiểu thông tin và xử lý vấn đề. Bên cạnh đó, nó cũng bao gồm việc học tập, ghi nhớ, tổ chức các suy nghĩ, ý tưởng để hiểu và nhớ thông tin tốt hơn.

Thông qua hoạt động tư duy, các thông tin bạn ghi nhận có giá trị hơn. Nhờ vậy, nó không chỉ giúp bạn giải quyết các vấn đề hiện tại mà còn cả trong tương lai.

Tư duy không giống như các giác quan. Nó phản ánh những yếu tố sâu trong tâm trí con người, liên kết các sự vật, hiện tượng theo quy luật nhất định. 

Hoạt động tư duy sẽ trải qua nhiều giai đoạn khác nhau và bắt nguồn từ khi vấn đề phát sinh đến khi bạn giải quyết được nó.

2- 4 đặc điểm của tư duy 

2.1- Có tính vấn đề

Những việc làm hấp dẫn

Phó Phòng Sản Xuất (May mặc)

Hà nội, Bắc Ninh, Hưng Yên Dệt may/ Sợi/ Giầy da, Mỹ phẩm/ Thời trang/ Hàng Cao cấp, Sản Xuất

Trưởng Phòng Chất Lượng (Điện Tử, Tiếng Trung)

Hà nội, Bắc Giang, Bắc Ninh Sản Xuất , QA/QC

Quản Lý Nguyên Vật Liệu ( Sản Xuất, Điện Tử)

Hà nội, Phú Thọ, Vĩnh Phúc Kho vận, Sản Xuất , Viễn Thông / Điện tử

Trưởng Phòng Kế Hoạch Sản Xuất (Tiếng Trung, Điện Tử)

Hà nội, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc Cơ khí/ Máy móc, Sản Xuất , Viễn Thông / Điện tử

Nhân Viên Kinh Doanh (Phân Phối, Thực Phẩm Đông Lạnh)

TP.HCM, Bình Dương , Đồng Nai Bán hàng Tiêu dùng nhanh, Thực phẩm/Dịch vụ ăn uống

Vấn đề được hiểu là những tình huống, hoàn cảnh có mục đích cụ thể mới xảy ra mà bạn không thể sử dụng các kiến thức, biện pháp trước đó để giải quyết.

Khi phát sinh vấn đề, bạn cần sử dụng khả năng tư duy để phân tích, tìm hiểu và tìm ra biện pháp giải quyết mới phù hợp, hiệu quả hơn các phương pháp trước đó.

Điều này cũng có nghĩa bạn không nhất thiết phải tư duy trong tất cả tình huống phát sinh. Việc tư duy chỉ diễn ra khi bạn nhận thấy tình huống có vấn đề mới, chưa từng gặp và bạn phải tìm hiểu, giải quyết nó.

Tư duy là gì

>>> Quan tâm: Tư duy mở là gì? Rèn luyện tư duy mở sao cho đúng

2.2- Có tính gián tiếp

Tư duy không thể trực tiếp phản ánh các sự vật, hiện tượng như các giác quan mà phải thông qua các khái niệm, hình ảnh và biểu tượng.

Bạn có thể nhận ra tính gián tiếp của tư duy thông qua việc con người phải sử dụng ngôn ngữ để phản ánh tư duy của mình.

Ngoài ra, tư duy cũng không thể trực tiếp chạm vào các đối tượng thực thể mà phải thông qua các loại máy móc, phương tiện nhất định.

2.3- Có sự trừu tượng, khái quát

Trừu tượng được hiểu là quá trình sử dụng trí não để lưu giữ những thông tin quan trọng cho việc tư duy và bỏ đi những gì không cần thiết.

Trong khi đó, khái quát được hiểu là quá trình vận dụng tri thức nhằm hợp nhất những đối tượng khác nhau dựa theo những tương đồng về thuộc tính, đặc điểm giữa chúng.

Với quá trình tư duy, trừu tượng và khái quát có mối quan hệ rất mật thiết. Nếu không có trừu tượng, bạn không thể bắt đầu khái quát và không có khái quát thì bạn khó tiếp thu đầy đủ các tri thức liên quan đến vấn đề cần giải quyết.

2.4- Có quan hệ mật thiết với ngôn ngữ

Để diễn đạt kết quả tư duy, bạn phải sử dụng ngôn ngữ. Bằng cách vận dụng ngôn ngữ, bạn có thể dễ dàng truyền tại các khái niệm, dự đoán và ý tưởng liên quan đến sự vật, hiện tượng. Mặt khác, ngôn ngữ nhưng lại là kết quả của quá trình tư duy lâu dài. 

Như vậy, không có tư duy thì ngôn ngữ chỉ là thứ vô giá trị, còn không có ngôn ngữ thì kết quả tư duy lại không thể truyền bá rộng rãi.

3- 3 thao tác cơ bản của quá trình tư duy 

Bản chất của tư duy là quá trình bạn thực hiện một loạt các thao tác cụ thể nhằm tìm ra biện pháp giải quyết vấn đề phù hợp nhất.

Theo Quân sư được biết, quá trình tư duy có 3 thao tác cơ bản sau:

3.1- Phân tích, tổng hợp

Phân tích là quá trình mà bạn sẽ vận dụng trí tuệ để phân tách đối tượng thành các thành phần, bộ phận cụ thể. Sau quá trình phân tích, bạn sẽ hiểu sâu hơn, đầy đủ hơn về đối tượng.

Tổng hợp là quá trình mà bạn sẽ phải tập hợp các thành phần, bộ phận khác nhau của đối tượng thành một thực thể hoàn chỉnh.

Nếu chỉ xem qua có lẽ bạn sẽ cho rằng phân tích và tổng hợp là hai chức năng bài xích nhau. Thế nhưng, trong quá trình tư duy, chúng lại bổ sung cho nhau và có mối hệ rất mật thiết.

Đặc điểm của tư duy

3.2- So sánh

So sánh là quá trình mà bạn sẽ vận dụng trí tuệ của mình đề tìm xem các sự vật, hiện tượng cụ thể có điểm giống hoặc khác nhau hay không.

Bên cạnh đó, so sánh cũng có mối liên hệ chặt chẽ với những thao tác khác và nắm giữ tầm quan trọng lớn trong giai đoạn nhận thức ban đầu. Nhờ có nó, bạn có thể nhận thức rõ và phân biệt các đối tượng khác nhau.

3.3- Trừu tượng hóa và khái quát hóa

Trừu tượng hóa và khái quát hóa có thể liên kết kết chặt chẽ với nhau. Đồng thời, chúng cũng có mối quan hệ mật thiết với các thao tác khác.

Ngoài ra, trừu tượng và khái quát tuy có chức năng riêng nhưng chúng sẽ luôn xuất hiện trong quá trình tư duy, cho dù là rất ít. 

4- Các loại tư duy thường gặp 

Tư duy được phân thành nhiều loại khác nhau. Trong đó, có một số loại khá phổ biến sau:

4.1- Tư duy logic

Tư duy logic là loại tư duy dựa trên lý luận, sự logic để phân tích, suy luận và giải quyết vấn đề. Loại hình tư duy này cho phép bạn sắp xếp các thông tin liên quan một cách hợp lý, có tính đến các mối quan hệ giữa đối tượng, từ đó đưa ra kết luận chính xác hơn.

4.2- Tư duy mở

Tư duy mở là loại tư duy có khả năng tiếp thu các ý tưởng, quan điểm mới mẻ, khác biệt một cách dễ dàng và sẵn sàng thay đổi lối suy nghĩ cá nhân để phát triển hơn.

4.3- Tư duy phản biện

Tư duy phản biện là loại tư duy sẽ tập trung đánh giá, phân tích đối tượng một cách khách quan, có hệ thống, rõ ràng và đầy đủ bằng chứng xác thực.

4.4- Tư duy tích cực

Tư duy tích cực là loại tư duy giúp bạn luôn nhìn nhận vấn đề theo hướng tích cực, lạc quan, nhưng cũng không phải vì như vậy mà trở nên thiếu thực tế.

4.5- Tư duy sáng tạo

Đây là loại tư duy có khả năng đưa ra các ý tưởng mới mẻ, độc đáo. Người có tư duy sáng tạo có thể nhìn nhận vấn đề theo góc nhìn mới, tìm ra mối liên hệ giữa các đối tượng tưởng như không liên quan gì nhau và có biện pháp giải quyết vấn đề mới.

quá trình tư duy

>>> Tham khảo thêm: Tư duy đóng là gì? Hướng thay đổi tư duy bảo thủ lỗi thời

4.6- Tư duy đột phá

Tư duy đột phá là loại tư duy cho phép con người tiếp cận, giải quyết vấn đề theo hướng mới là và sáng tạo hơn. Loại tư duy này đòi hỏi bạn phải không ngừng học hỏi, dám nhìn nhận vấn đề theo các hướng khác và có can đảm phá vỡ những quy tắc xưa cũ.

4.7- Các loại tư duy khác

Ngoài 6 loại hình tư duy cơ bản kể trên thì bạn cũng có thể bắt gặp một số loại tư duy khác như:

- Tư duy phân tích.

- Tư duy chiến lược.

- Tư duy trực quan.

- Tư duy tri giác.

- Tư duy phản chiếu.

- Tư duy phi hướng.

- Tư duy suy diễn.  

- Tư duy quy nạp. 

- Tư duy có chủ ý. 

- Tư duy phát triển.

- Tư duy tập trung.

- Tư duy linh hoạt.

- Tư duy cứng nhắc. 

- Tư duy kết hợp. 

- Tư duy hệ thống.

- Tư duy khái niệm.

Kỹ năng tư duy

5- Vì sao kỹ năng tư duy lại quan trọng? 

Một người có tư duy tốt thường làm việc hiệu quả hơn. Điều này luôn đúng với bất kỳ ai, đang làm việc tại cấp độ nghề nghiệp, lĩnh vực nào.

Vì sao kỹ năng tư duy lại quan trọng như vậy?

Kỹ năng tư duy luôn được xem trọng bởi vì:

5.1- Tư duy giúp con người nhận thức thế giới rõ ràng, đầy đủ hơn

Quá trình tư duy giúp bạn thu thập, đánh giá, phân tích sự vật, hiện tượng thấu đáo hơn. Từ đó, bạn có thể hiểu sâu bản chất sự việc và có quan điểm riêng về thế giới.

5.2- Tư duy giúp giải quyết vấn đề hiệu quả

Kỹ năng tư duy cho phép con người tìm ra phương pháp mới để giải quyết vấn đề. Đồng thời, nó cũng giúp đánh giá các ưu, nhược điểm của từng giải pháp để bạn có được lựa chọn tốt nhất.

5.3- Tư duy giúp thúc đẩy khả năng sáng tạo

Quá trình tư duy giúp bạn không ngừng tìm ra các ý tưởng mới mẻ, có tính đột phá cao. Từ đó, bạn có thể góp phần vào việc đưa xã hội ngày càng phát triển.

5.4- Tư duy tạo nên nền tảng quan trọng để con người phát triển

Liên tục tư duy, tìm tòi những cái mới cung cấp cho bạn nguồn tri thức cùng các kỹ năng đa dạng. Chính vì không ngừng học hỏi mà bạn sẽ ngày càng phát triển hơn trong cuộc sống cũng như công việc.

5.5- Tư duy giúp nâng cao chất lượng cuộc sống

Có tư duy đúng đắn giúp bạn giải quyết vấn đề hiệu quả, có quyết định sáng suốt và dễ dàng đạt tới những thành công to lớn hơn. Điều này chính là tiền đề quan trọng mang lại cuộc sống chất lượng cho con người.

Phát triển tư duy

6- Phải làm gì để phát triển tư duy 

Tư duy không phải đích đến sau cùng mà là một quá trình nỗ lực liên tục. Để phát triển kỹ năng tư duy bạn có thể vận dụng một vài gợi ý dưới đây của Quân sư:

6.1- Thường xuyên đọc sách

Đọc sách là cách đơn giản nhất bạn có thể sử dụng để phát triển tư duy. Việc đọc sách cung cấp cho bạn các tri thức mới, mở rộng tầm nhìn và tạo nền tảng phát triển khả năng phản biện.

Bạn nên chọn đọc sách thuộc các lĩnh vực khác nhau để có thể đa dạng hóa kiến thức và tạo cho mình cái nhìn toàn diện hơn.

6.2- Chăm lo sức khỏe thân thể và tinh thần

Một cơ thể khỏe mạnh, tinh thần sung mãn sẽ giúp bạn không ngừng phát triển tư duy. Vì vậy, hãy ăn uống, nghỉ ngơi điều độ, chăm tập thể dục và dành thời gian quan tâm đến gia đình, người thân, bạn bè của mình. Điều này sẽ mang tới cho bạn sự khỏe mạnh dài lâu về cả thể chất và tinh thần.

6.3- Hành động chứ đừng nói suông

Đừng mãi suy nghĩ xem mình muốn làm gì mà không bắt tay thực hiện. Chỉ khi hành động một cách thực tế bạn mới biến suy nghĩ trở thành hiện thực.

6.4- Rút kinh nghiệm từ những sai lầm

Ai cũng có thể phạm sai lầm. Tuy nhiên, điều quan trọng là bạn có thể khắc phục và rút kinh nghiệm từ những sai lầm của bản thân hay không. Hãy xem sai lầm là cơ hội tốt để phát triển tư duy bạn nhé.

6.5- Liên tục phát triển nền tảng sẵn có, thử thách bản thân trong các lĩnh vực mới

Bạn đừng nên chăm chú quá mức vào việc học hỏi những cái mới mà bỏ qua các kiến thức, kỹ năng đã có. Chỉ khi liên tục củng cố nền tảng bản thân mới giúp bạn càng thêm vững vàng, mạnh mẽ hơn.

Đồng thời, bạn cũng nên bước ra khỏi giới hạn an toàn của bản thân để tiếp cận các lĩnh vực mới mẻ. Điều này giúp bạn có kiến thức đa dạng hơn, từ đó khả năng tư duy cũng được nâng cao.

6.6- Viết ra các ý tưởng mới

Mỗi khi tìm thấy ý tưởng mới mẻ, bạn nên viết nó ra. Điều này rất hữu ích trong việc sắp xếp suy nghĩ và phát triển tư duy.

6.7- Liên tục đặt câu hỏi

Đặt câu hỏi giúp bạn tìm tòi nhiều khía cạnh khác nhau của vấn đề. Từ đó, khả năng tư duy cũng sẽ phát triển lên tầng cao mới.

6.8- Chơi các game hữu ích

Các trò chơi giải câu đố, quiz game được xem là phương tiện hữu ích giúp phát triển tư duy. Vì vậy, bạn có thể sử dụng chúng để nâng cao khả năng tư duy logic, ra quyết định và giải quyết vấn đề

Mong rằng những thông tin Quân sư TalentBold vừa chia sẻ đã giúp bạn hiểu đầy đủ tư duy là gì và cũng biết cách phát triển tư duy hiệu quả. Chúc bạn thành công!

 

Miễn phí đăng tin tuyển dụng

------------------------------------

Chi tiết liên hệ:
Talentbold - We bold your talents
Hotline: 077 259 1080
Mail: sales@talentbold.com
Add: Tầng 12A.3, Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam

Nguồn ảnh: internet


talentbold

Talentbold

TalentBold là nền tảng hợp nhất trong Quảng bá, Thu hút và Quản lý Tuyển dụng nhân tài giúp Doanh nghiệp đảm bảo nguồn lực dựa trên nền tảng công nghệ phần mềm Quản lý tuyển dụng