maro-news
Image
maro-news
Follow US:
Quick Search
Thư giãn nơi Công sở

Tự mãn là gì? Biểu hiện và cách khắc phục của người có tính tự mãn

Tự mãn là gì? Biểu hiện và cách khắc phục của người có tính tự mãn

Nhà tuyển dụng rất muốn tìm những ứng viên tự tin tham gia vào tổ chức, nhưng ứng viên tự mãn thì hoàn toàn không được đề cao cho dù năng lực chuyên môn của họ có giỏi đến đâu. Tự mãn là gì? Vì sao lại có thể khiến khiến một người tài năng bị bỏ qua? Câu trả lời sẽ được quân sư TalentBold chia sẻ và phân tích cặn kẽ lý do ngay bây giờ.

MỤC LỤC:
1. Tìm hiểu khái niệm Sự tự mãn
2. Nguồn gốc phát sinh tính tự mãn trong môi trường làm việc
3. Biểu hiện của những người có tính tự mãn
4. Người tự mãn ảnh hưởng đến hiệu suất công việc như thế nào?
5.  Khắc phục tính tự mãn là một hành động thiết thực và hữu ích

Tuyển dụng việc làm lương hấp dẫn

1. Tìm hiểu khái niệm Sự tự mãn 

Tự mãn (Complacent) là thuật ngữ phản ánh sự thỏa mãn của một người trong những việc mà họ đã hoàn thành với sức lực, kỹ năng ở mức bình thường, không cần phải cố gắng hay nỗ lực vất vả.

Người tự mãn dễ dàng hài lòng với những gì đã có, họ cho rằng bản thân đã đủ giỏi để chinh phục mọi công việc, không cần phải cố gắng trau dồi thêm nữa. Bên cạnh đó, người tự mãn cũng khá tự cao, họ xem thường những kết quả công việc của người khác, nên tính tự mãn được xếp vào nhóm tính cách xấu, dễ gây ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống của người tự mãn.

2. Nguồn gốc phát sinh tính tự mãn trong môi trường làm việc 

2.1. Quy trình công việc

Những quy trình công việc đơn giản, lặp đi lặp lại, lâu ngày sẽ tạo ra sự thuần thục như một phản xạ. Tốc độ và chất lượng nâng cao theo thời gian nên dễ làm cho người thực hiện nghĩ là mình “siêu phàm” hơn tất cả mọi người. Trong khi thực tế chỉ là người khác làm chưa lâu nên chưa thuần thục mà thôi.

2.2. Tâm lý đề cao bản thân

Chỉ nhìn cách làm thì ai cũng nghĩ đơn giản, đến khi bắt tay vào làm thực tế thì mới biết bản thân thiếu sót điều gì. Sự tự mãn cũng bắt nguồn từ điều này khi mà người tự mãn luôn cho rằng bản thân giỏi giang, cái gì cũng đơn giản với họ, nhưng họ không biết họ chỉ giỏi ảo tưởng sức mạnh, nói hay chứ làm thì chưa chắc giỏi.

2.3. Cơ cấu phân công nhiệm vụ

Những nhiệm vụ được giao phó đều dưới sức của một cá nhân nên khi thực hiện, họ không cảm thấy khó khăn gì cả. Họ chỉ nghĩ mình giỏi chứ không nghĩ nhiệm vụ đơn giản, cũng không đoái hoài ngoài kia còn nhiều mức độ thử thách cao hơn. Do đó, một cơ cấu phân công nhiệm vụ không có tính thử thách cũng là nguyên nhân dẫn đến tính tự cao tự đại, đề cao bản thân quá mức của người tự mãn.

Sự tự mãn là gì

>>> Bạn có thể tham khảo: Khôn lỏi là gì? Bạn nên làm gì khi làm việc với người khôn lỏi?

2.4. Môi trường sống cá nhân

Môi trường sống quá thuận lợi, được chăm sóc bảo bọc, được hướng dẫn thực hiện từng việc một, hoặc có khi là được bảo vệ quá mức, cha mẹ sẵn sàng khắc phục hậu quả do con cái gây ra… nên việc nào cũng hoàn thành như ý trẻ, không xảy ra sai sót Tất cả những điều này khiến cho đứa trẻ cảm thấy mọi việc mình làm đều được như ý, chẳng gì làm khó được mình, lâu dần hình thành tính tự mãn.

2.5. Kiến thức nông cạn, trải nghiệm hạn hẹp

  • Những việc làm hấp dẫn

    R&D Supervisor (Pipe)

    Hà nội, Hà Nam, Hưng Yên Sản Xuất , Nghiên cứu phát triển sản phẩm

    R&D Supervisor (Hardware)

    Hà nội, Hà Nam, Hưng Yên Sản Xuất , Nghiên cứu phát triển sản phẩm

    R&D Supervisor (Lighting simulation)

    Hà nội, Hà Nam, Hưng Yên Sản Xuất , Nghiên cứu phát triển sản phẩm

    R&D Staff (PTX)

    Hà nội, Hà Nam, Hưng Yên Sản Xuất , Nghiên cứu phát triển sản phẩm

    R&D Supervisor (Electrical)

    Hà nội, Hà Nam, Hưng Yên Sản Xuất , Nghiên cứu phát triển sản phẩm

    Kiến thức nông cạn làm cho bản thân như ếch ngồi đáy giếng, chỉ nhìn thấy phạm vi công việc mình đã thực hiện mà không biết những khía cạnh bổ trợ khác.

  • Trải nghiệm hạn hẹp nên coi thường những gì người khác quan tâm, coi thường sự đóng góp của người khác. Cho rằng những điều đó không quan trọng, không có giá trị bằng những gì họ làm được.

Cả hai điều này đều là hành vi của những người u mê, thiển cận nhưng lại cho là mình tài năng hơn người.

3. Biểu hiện của những người có tính tự mãn 

3.1. Không chấp nhận sai

Người tự mãn nhìn nhận mọi thứ một cách phiến diện, chủ quan, họ luôn cho rằng bản thân đúng trong mọi trường hợp phát sinh. Những ý kiến đóng góp đi ngược với họ đều bị cho là sai, bị bác bỏ hoặc coi thường ra mặt. Nguy hiểm hơn, họ luôn tìm cách để chứng tỏ bản thân đúng cho dù thực tế họ đã sai, khiến mọi người xung quanh cảm thấy bất an khi hợp tác.

3.2. Hay ganh tị, thích hơn người

Được trở thành “cái rốn của vũ trụ”, được mọi người hỏi ý kiến, khen ngợi, nịnh hót… lại là tiêu chuẩn mà người tự mãn ưa thích. Vì vậy, họ sẵn sàng bất hợp tác trong một đội nhóm nếu có người được quan tâm hơn, hoặc luôn tìm cách phản bác ý kiến người khác một cách tiêu cực, chỉ cần nâng giá trị ý kiến mình lên còn lợi hại cho đội nhóm thì không màng đến.

Nguồn gốc của tính tự mãn

3.3. Phóng đại thành tích

Nhiệm vụ nhỏ mà người tự mãn hoàn thành sẽ được họ phóng đại, nhắc đi nhắc lại suốt, trong khi thành tích lớn của người khác thì họ luôn vạch lá tìm sâu, tìm cách lập luận để chê bai, hạ bệ. Xem thành tích của người ta như cỏ rác, còn thành tích của mình là vàng là ngọc.

Cũng vì vậy mà khi có nhiệm vụ khó họ thường tìm cách thoái thác để không mất hình ảnh, nhưng vẫn thể hiện ra bên ngoài như kiểu “việc này dễ không cần đến tay mình, mình là phải đảm nhận việc khó hơn”. Nói họ ảo tưởng, tự lừa dối bản thân về năng lực thực tế cũng không ngoa.

3.3. Coi thường người khác

“Không thể nâng mình lên được thì tìm cách hạ người khác xuống”, đây chính là chân lý sống của người tự mãn. Họ luôn không vừa ý với mọi người xung quanh, luôn tìm kiếm khuyết điểm của họ để lan truyền.

Dù ở cấp bậc thấp trong tổ chức, dù có tuổi đời nhỏ, họ vẫn giữ vẻ trịch thượng, độc đoán, xem mình là nhất, biểu hiện coi thường người khác ra mặt, khiến mọi người ngại, thậm chí là chán ghét tiếp xúc với họ.

3.4. Không có nhiều đồng minh

Với thái độ coi thường người khác như vậy thì việc người tự mãn bị cô lập cũng là điều tất nhiên. Nhiều người ban đầu còn thông cảm, góp ý nhưng khi thấy người tự mãn không tiếp thu, còn trách ngược lại họ lo chuyện bao đồng thì họ cũng không còn để tâm đến cách hành xử của người tự mãn nữa. Bị cô lập, không thu hút được sự ủng hộ của mọi người xung quanh, người tự mãn lại một lần nữa xoa dịu tinh thần với suy nghĩ “tất cả đang ganh tị với tài năng của mình”.

4. Người tự mãn ảnh hưởng đến hiệu suất công việc như thế nào? 

4.1. Chậm tiến độ, giảm chất lượng

Cho rằng bản thân giỏi hơn người khác nên không cần phải vất vả như họ, không cần phải mệt công lên kế hoạch thực hiện, chỉ cần “búng tay” cái là xong. Kết quả của sự chủ quan này chính là thời gian bị lãng phí, công việc dồn một cục, ứng phó không kịp, làm trễ nải tiến độ, còn chất lượng thì giảm sút.

Người có tính tự mãn

>>> Bạn có thể quan tâm: Cần làm gì khi có những đồng nghiệp không hợp tác!

4.2. Phát sinh mâu thuẫn nội bộ

Độ khó của công việc sẽ tăng dần, vì vậy, sẽ có những lúc người tự mãn thất bại, không hoàn thành nhiệm vụ. Nhưng với bản tính tự cao, nếu nhận lỗi thì sợ bị quê với những người mà họ trịch thượng lâu nay nên họ chọn giải pháp đổ lỗi, tốt phần mình, xấu phần người, dễ làm phát sinh mâu thuẫn trong nội bộ tổ chức.

4.3. Khó làm việc đội nhóm

Hiểu tính cách hay khoe khoang, đề cao bản thân, hay phản bác “dìm hàng” người khác một cách vô lý của người tự mãn, sẽ khó có đội nhóm nào sẵn sàng kết nạp họ. Cho dù là Sếp bắt buộc thì quá trình làm việc cũng khiến các thành viên khác cảm thấy khó chịu vì lúc nào cũng muốn người khác làm theo ý mình, bất kể ý đó có hiệu quả hay không.

4.4. Mối quan hệ công sở thu hẹp

Bên cạnh người tự mãn toàn phải nghe họ đề cao về bản thân, không nhận được sự động viên hay học hỏi thêm tố chất nào tích cực, có khi còn bị chê thẳng mặt, bị phủ nhận thành tích mà bạn nỗ lực gặt hái nữa. Vì vậy, ban đầu mọi người có thể ngưỡng mộ tài năng mà giao lưu cùng người tự mãn, nhưng lâu dần, họ sẽ chọn cách hạn chế giao tiếp, chỉ tiếp xúc khi công việc cần thiết mà thôi. Kết quả người tự mãn sẽ bị cô lập, khả năng tìm kiếm sự hỗ trợ nhiệt tình từ đồng nghiệp càng lúc càng khó.

4.5. Không chủ động trau dồi năng lực

Thỏa mãn những gì mình đã đạt được khiến cho người tự mãn không nỗ lực nâng cao năng lực nữa. Trong khi doanh nghiệp phải không ngừng cạnh tranh, yêu cầu công việc không ngừng được nâng cao, kỹ thuật nghiệp vụ cũng được cải tiến liên tục, mãi đắm mình trong sự tự mãn sẽ khiến bản thân trở nên lạc hậu, không bắt kịp xu thế, dễ bị đồng nghiệp vượt mặt. Chỗ đứng trong tổ chức cũng giảm đi sự vững chắc.

Khắc phục tính tự mãn

5.  Khắc phục tính tự mãn là một hành động thiết thực và hữu ích 

Nguy hại tự mãn đem đến quả thật rất nhiều, không thể chần chờ nữa, nếu phát hiện bản thân có một vài dấu hiệu của sự tự mãn, chúng ta phải ý thức khắc phục ngay:

5.1. Thường xuyên nâng cao kiến thức

Có một nghịch lý là càng học nhiều chúng ta càng thấy mình thiếu hụt kiến thức, bởi lẽ kiến thức vũ trụ là bao la, những gì ta biết chỉ là hạt cát bé nhỏ. Việc thường xuyên nâng cao kiến thức từ xã hội đến chuyên môn sẽ giúp bản thân người tự mãn nhận thức được sự giới hạn của bản thân, từ đó, cái tâm thỏa mãn và tự tin thái quá cũng dần được gia giảm.

5.2. Điều chỉnh cách phát ngôn

Tính cách tự mãn khiến lời nói trở nên cao ngạo, trịch thượng dễ gây khó chịu cho người nghe. Vậy cho nên, điều cần khắc phục tiếp theo chính là học cách phát ngôn đắc nhân tâm. Muốn vậy, trước khi nói điều gì, chúng ta hãy:

  • Cảm nhận cảm xúc của đối phương

  • Đứng trên lập trường của họ để cảm nhận câu chữ mà mình muốn nói

  • Điều chỉnh lại cách hành văn, đảm bảo sự thoải mái và tôn trọng dành cho người nghe.

5.3. Tôn trọng ý kiến trái chiều

Đừng nghĩ người khác góp ý chung hay góp ý riêng là họ đang chống đối lại mình, bởi lẽ, chính bạn sẽ học hỏi được rất nhiều từ những đóng góp đó nếu tạm gác lại sự sân si, ganh đua trong lòng. Hãy luôn ghi nhớ rằng “Một con én không làm nên mùa xuân”, không có sự hỗ trợ của tập thể sẽ không có thành tích cá nhân vượt trội dành cho bạn. Tôn trọng mọi người thì mới được mọi người tôn trọng.

Tự mãn thể hiện sự cao ngạo, tự tin thái quá của một cá nhân. Người tự mãn luôn cho mình là đúng, cái gì mình làm cũng là nhất, thái độ coi thường, phán xét, thậm chí là vô lễ với mọi người xung quanh. Muốn trở thành nhân tố được mọi người yêu mến, muốn thuận lợi phát triển trong sự nghiệp thì lời khuyên hàng đầu quân sư TalentBold gửi đến bạn chính là phải xóa bỏ tính tự mãn tiêu cực này, chuyển mình sang thái cực tự tin một cách tích cực. 

Miễn phí đăng tin tuyển dụng

------------------------------------

Chi tiết liên hệ:
Talentbold - We bold your talents
Hotline: 077 259 1080
Mail: sales@talentbold.com
Add: Tầng 12A.3, Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam

Nguồn ảnh: internet


talentbold

Talentbold

TalentBold là nền tảng hợp nhất trong Quảng bá, Thu hút và Quản lý Tuyển dụng nhân tài giúp Doanh nghiệp đảm bảo nguồn lực dựa trên nền tảng công nghệ phần mềm Quản lý tuyển dụng