- 420k
- 1k
- 870
Từ điển thuật ngữ Gen Z luôn có sự mới mẻ và súc tích trong cách diễn đạt. Đặc biệt là những thuật ngữ mô tả cảm xúc, như từ “tụt mood” mà quân sư TalentBold gửi đến bạn hôm nay. Cụm từ này, giới trẻ dùng khá phổ biến nhưng không ít người cảm thấy hơi bối rối khi trò chuyện cùng các bạn trẻ vì chưa hiểu rõ tụt mood là gì. Bài viết hôm nay sẽ giúp bạn đọc thuộc mọi thế hệ không chỉ hiểu rõ ý nghĩa mà còn bổ sung nhiều phương thức hay, khắc phục hiệu quả tình trạng tụt mood một cách ổn định.
MỤC LỤC:
1. Định nghĩa cụm từ “tụt mood”
2. Dấu hiệu thông báo cảm xúc tụt mood đã xuất hiện
3. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng tụt mood
4. Tụt mood gây ra tác hại gì cho môi trường công sở
5. Biện pháp khắc phục tình trạng tụt mood hiệu quả và lâu bền
5.1. Thư giãn trong không gian riêng
5.2. Tập thể dục thường xuyên
5.3. Trò chuyện cùng những người tích cực
5.4. Nhìn lại mục tiêu ban đầu
5.5. Hướng đến sở thích cá nhân
5.6. Chủ động thay đổi môi trường
Mood trong tiếng Anh nghĩa là tâm trạng. “Tụt mood” hiểu theo nghĩa đen chính là tâm trạng của một người tại một thời điểm nhất định đang bị giảm sút, bị chùng xuống, không còn cảm thấy hào hứng với cả điều mà thường ngày mình rất yêu thích, mất năng lượng làm việc.
Cụm từ này xuất hiện nhiều trên các mạng xã hội, lâu dần, trở thành một thuật ngữ dùng diễn tả cảm xúc tiêu cực nhưng theo một hướng hài hước nên cũng phần nào gia giảm đi sự nặng nề trong tâm trạng buồn chán. Thường thì thời gian “tụt mood” chỉ kéo dài vài tiếng, nhiều lắm là vài ngày chứ không có tính dai dẳng như bệnh lý.
>>> Bạn có thể tham khảo: Tiêu cực là gì? Mẹo giúp bạn nhanh chóng kiểm soát suy nghĩ tiêu cực
Tụt mood luôn đi kèm với sự chán nản, thiếu sức sống nên khi cơ thể xuất hiện tình trạng uể oải, không nhiệt huyết làm bất cứ điều gì thì có nghĩa tâm trạng của bạn đang dần chùng xuống.
“Ăn được ngủ được là tiên”, nhưng bạn lại đang bị khó ngủ, mất ngủ, thức giấc giữa đêm … hoặc ăn uống không ngon miệng, hoặc đột ngột ăn rất nhiều cũng là biểu hiện của tâm trạng không tốt.
Tinh thần không tốt sẽ khiến tín hiệu trao đổi chất trong cơ thể không diễn ra suôn sẻ, dễ dẫn đến oxy không lên não đủ gây ra tình trạng đau đầu, lực tiêu hóa thức ăn thấp gây đau bao tử, hoặc dễ bị chuột rút, căng cơ.
Những bản nhạc yêu thích cũng trở nên nhàm chán, tâm trạng lúc nào cũng buồn bã, u uất, không có không gian cho chút niềm vui nào len lỏi vào để xoa dịu.
Những chuyện nhỏ nhặt như việc người trong nhà treo khăn mặt không ngay ngắn, ngày thường bạn sẽ tự chỉnh lại dùm, nhưng khi tụt mood thì bạn bỗng thấy chướng mắt, bực mình rồi lớn tiếng la người khác.
Cảm giác bản thân kém cỏi hơn người khác khiến bản thân tự tạo áp lực, tự phê phán chính mình. Thêm vào đó là những cuộc trò chuyện mà người “tụt mood” mang đến khi giao tiếp thường là vấn đề tiêu cực như kiểu tin tức thời sự nhưng không kể chuyện bầu cử thành công vui vẻ mà toàn cập nhật tin tức chiến tranh, dịch bệnh.
Nguyên nhân bắt nguồn không chỉ đến từ bản thân mà còn do tác động từ môi trường xung quanh:
Người lớn tuổi dễ mất cân bằng nội tiết tố khiến bản thân hay buồn bã, suy nghĩ tiêu cực. Tuy nhiên người trẻ cũng đừng chủ quan vì những bệnh lý tâm lý đang dần trẻ hóa, gây rối loạn tâm trạng cho thanh thiếu niên không thua gì người lớn tuổi.
Hy vọng càng cao thì thất vọng càng nặng nề, rất nhiều người vì không hoàn thành được mục tiêu như kỳ vọng đã khiến con người trở nên tự ti, ghi khắc sự tổn thương trong lòng, mãi tiếc nuối về quá khứ.
Ăn ngủ thất thường, uống nhiều chất kích thích, lười tập thể dục sẽ khiến sức khỏe thể chất giảm sút. Những vấn đề đau nhức, mệt mỏi sẽ khiến bản thân phải bận tâm suy nghĩ, muộn phiền cũng một phần từ đây mà ra.
Việc nhiều mà lương không tăng, bỏ công sức nhiều mà phúc lợi vẫn như cũ, chưa kể những rủi ro, áp lực phải hoàn thành công việc với chất lượng cao hơn sẽ khiến bản thân chán nản. Bỏ việc thì không dám vì cần thu nhập sinh hoạt, mà gắn bó thì cứ mệt mỏi kéo dài.
Những tin tức tiêu cực trên mạng xã hội có thể gây ra những nỗi lo lắng, bản thân tự ti vì chưa hội đủ điều kiện để ứng phó. Điển hình như tin tức xung đột quân sự, virus gây bệnh, thất nghiệp, giảm biên chế… Hay những sự kiện cá nhân như hiếu hỷ, đi phỏng vấn tìm việc, tiếp nhận đơn hàng mới… đều khiến bản thân phải suy nghĩ kèm theo nhiều dự đoán rủi ro ảnh hưởng đến tâm trạng.
Việc bị tác động tâm lý thông qua mối quan hệ không chỉ trong thế giới thực mà cả thế giới mạng. Bất cứ xung đột, tranh cãi hay dựng chuyện bêu xấu đều có thể nảy sinh, dù có giải quyết xong, dù thời gian có trôi qua nhưng tổn thương và sự mặc cảm vẫn còn đó.
Dù là ngành nghề nào, vị trí công việc gì thì áp lực, stress luôn là điều không thể tránh khỏi. Nhưng với người dễ bị “tụt mood” thì thời gian để vượt qua của họ sẽ nhiều hơn những người sống lạc quan. Cho nên, căng thẳng này chưa qua thì căng thẳng khác đã đến khiến tâm trạng nhân viên luôn không thoải mái., khả năng bao quát vấn đề không cao.
Động lực là yếu tố mang lại sức mạnh nâng cao hiệu suất cho người lao động và doanh nghiệp. Tụt mood rất dễ làm mất động lực làm việc, đồng nghĩa nhân viên chỉ hoàn thành ở mức đạt cho xong nhiệm vụ, hoàn toàn không có tâm trạng để cải tiến cách làm việc tốt hơn hay đưa ra những ý kiến sáng tạo. Hệ thống doanh nghiệp mãi giậm chân tại chỗ trên thị trường cạnh tranh không ngừng.
Tâm trạng tụt mood dễ gây khó chịu trong tâm trạng, khiến nhân viên tụt mood hay nổi cáu, gắt gỏng với những chuyện tưởng chừng nhỏ nhặt trong công ty. Kết quả là việc hợp tác làm việc nhóm khó đi đến sự hòa hợp, thống nhất, các mối quan hệ hỗ trợ công việc cũng bị tác động tiêu cực đáng kể.
Môi trường làm việc luôn có sự truyền tải năng lượng lẫn nhau, nếu một phòng ban, đội nhóm có nhiều nhân sự tụt mood thì các thành viên còn lại ít nhiều cũng bị ảnh hưởng. Từ quy mô nhỏ có thể lan tỏa thành quy mô lớn thông qua những cuộc trò chuyện đầy nội dung tiêu cực, chán nản. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến công tác quản lý nhân sự và định hướng cải tiến, đổi mới của doanh nghiệp.
Không cần phải tìm một nơi cảnh đẹp, gió mát trăng thanh, chỉ đơn giản là một không gian tĩnh lặng, cho phép bạn có thể tạm gác những muộn phiền lại sau lưng, tự do hít thở khí trời trong lành cũng đủ khiến tâm trạng khôi phục lại sự cân bằng. Quan trọng đó nên là không gian ngoài trời để có thể ép bản thân vận động đi dạo, ngắm thiên nhiên thay vì không gian khép kín nơi phòng ngủ, phòng làm việc…
Khi cơ thể vận động cường độ cao, nhịp tim đập mạnh hơn, mồ hôi toát ra cũng là lúc hormone endorphin được sản sinh. Đây là loại hormone tích cực, mang lại tâm trạng vui vẻ, giúp giảm stress rất tốt. Cũng vì vậy mà những người càng vận động cứ tưởng là tiêu hao năng lượng nhiều sẽ dễ bị tụt mood, nhưng hoàn toàn ngược lại, người ít vận động mới là đối tượng “tụt mood” tìm đến.
Năng lượng tinh thần có thể được truyền từ người này sang người khác thông qua trò chuyện, tán gẫu. Vì vậy, muốn tránh xa tụt mood thì bạn cần giao lưu nhiều với những người sống tích cực, học hỏi cách họ đối mặt với khó khăn bằng sự lạc quan như thế nào.
“Khi bạn muốn bỏ cuộc, hãy nhớ lại lý do khiến bạn bắt đầu”, khi bạn tụt mood cũng vậy, nếu đó là vì công việc hay một sự lựa chọn nào đó, hãy nhớ lại vì sao ngày xưa bạn lại có sự lựa chọn này, mục đích khi bạn lựa chọn là gì. Những ý niệm tốt đẹp, đầy nhiệt huyết sẽ quay về giúp bạn trấn tĩnh tinh thần, xua tan tâm trạng chán nản.
Mọi sở thích cá nhân hầu như đều được đánh đổi bằng tiền, ví dụ đi du lịch, mua đồ điện tử, sắm quần áo hàng hiệu… Hãy đưa mình về với sở thích mà bạn luôn hướng đến, trải nghiệm trong đó để “nuôi” lại sự yêu thích của bản thân. Từ đó, bạn như được tiếp thêm động lực để làm việc chăm chỉ hơn, hướng đến giá trị tích cực mà công việc mang lại, không còn quá bận lòng vì những tiêu cực khiến bạn tụt mood nữa.
Mãi ép mình trong môi trường khiến bạn tụt mood với suy nghĩ càng ở lâu thì càng quen dần nhưng thực tế, càng làm vậy, mức độ tụt mood sẽ càng cao vì nó luôn đeo bám theo bạn. Hãy chủ động thay đổi môi trường, xin nghỉ phép để đi du lịch cuối tuần, hoặc đề nghị được chuyển sang bộ phận khác. Bạn sẽ lại tìm thấy nhiều điều mới mẻ để khám phá, sống có động lực hơn chứ không còn buồn chán nữa.
Tụt mood dù là phản ánh một cách hài hước tâm trạng không tốt của một người, nhưng xét về bản chất đó cũng là một cảm xúc tiêu cực. Vì vậy, tụt mood xuất hiện với tần suất cao cũng gây ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe tinh thần, giảm năng suất làm việc, giảm ý chí phấn đấu. Những giải pháp khắc phục, quân sư TalentBold đã đề cập trong bài viết, cách làm không quá phức tạp nhưng hiệu quả vượt qua “tụt mood” lại khá cao, bạn hãy an tâm áp dụng nhé.
------------------------------------
Chi tiết liên hệ:
Talentbold - We bold your talents
Hotline: 077 259 1080
Mail: sales@talentbold.com
Add: Tầng 12A.3, Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
Nguồn ảnh: internet