maro-news
Image
maro-news
Follow US:
Quick Search
Thư giãn nơi Công sở

Ứng xử khéo léo khi có đồng nghiệp hay nói xấu công sở

Ứng xử khéo léo khi có đồng nghiệp hay nói xấu công sở

Môi trường làm việc luôn đầy rẫy áp lực bởi những công việc phức tạp, khó khăn. Cùng với điều đó, bạn còn gặp phải vấn nạn nói xấu nơi công sở. Đây được xem là vấn nạn phổ biến khiến không ít người phải lo lắng, hoảng sợ. 

Tuy vấn đề nói xấu đồng nghiệp không phải hành động mới lạ nhưng lại vô cùng khó giải quyết. Để hiểu rõ hơn về vấn nạn này, bạn đọc hãy cùng Quân sư TalentBold khám nguyên nhân cũng như giải pháp xử lý khi bị đồng nghiệp nói xấu qua bài viết sau đây nhé!

MỤC LỤC:
1- Nguyên nhân phát sinh nạn nói xấu nơi công sở
2- Nên làm gì khi đồng nghiệp nói xấu bạn?

   2.1- Giữ bình tĩnh
   2.2- Phân tích vấn đề
   2.3- Ứng xử, giao tiếp khéo léo và tìm kiếm cho mình những đồng minh tin cậy
   2.4- Không dùng hành động tiêu cực để đánh trả đồng nghiệp nói xấu mình
   2.5- Thẳng thắn đối mặt với đồng nghiệp nói xấu bạn
   2.6- Không so sánh thiệt hơn quá mức hà khắc
   2.7- Cẩn trọng trong lời nói, việc làm
   2.8- Nhờ cấp trên hỗ trợ


Tuyển dụng việc làm lương hấp dẫn

1- Nguyên nhân phát sinh nạn nói xấu nơi công sở 

Hầu như mọi người đều mong muốn được làm việc trong một môi trường lành mạnh, chuyên nghiệp. Tuy nhiên, vấn nạn nói xấu nhau tựa như một thứ bệnh dịch. Nó phát tán và gây ra những hệ lụy nặng nề không ai có thể lường trước.

Bạn có từng tự hỏi vì sao nói xấu nơi công sở lại là vấn nạn tồn tại từ công ty này sang công ty khác hay không? Hoặc là vì sao đồng nghiệp lại nói xấu bạn? Lời nói xấu đó bắt nguồn từ đâu?

Thực tế, có những lời nói xấu là hoàn toàn bịa đặt, nhưng cũng có lời nói xấu có vài phần là sự thật. Nếu như lời nói xấu bắt nguồn từ một sự thật nào đó có thể giúp bạn tự nhận định chính xác hơn về bản thân và tự cải thiện mình thì những lời bịa đặt lại hoàn toàn hủy hoại danh dự của bạn.

Sở dĩ có vấn nạn nói xấu này là do thói ganh ghét, đố kỵ và cạnh tranh thiếu lành mạnh tại nơi làm việc. Thông thường, những người làm việc yếu kém, không đủ năng lực sẽ luôn tìm cách hạ bệ người giỏi hơn mình.

Đôi khi, sự ganh ghét này không đến từ việc bạn giỏi hơn họ mà chỉ đơn giản là bạn đẹp hơn họ hoặc được nhiều người yêu thích hơn. Nghe có vẻ rất hoang đường đúng không bạn?

Thực ra, tính đố kỵ luôn tồn tại trong bản chất của mỗi người, chỉ là có người khống chế được nó, không để nó làm ảnh hưởng, nhưng cũng có người bị nó điều khiển hoàn toàn.

Những việc làm hấp dẫn

Trưởng Phòng Tài Chính (Sản Xuất)

Hà Nam, Nam Định, Thái Bình Kế toán/Tài chính/Kiểm toán , Sản Xuất

Tổ Trưởng Sản Xuất (Tiếng Trung)

TP.HCM, Long An, Tiền Giang Cơ khí/ Máy móc

Quản Lý Kho (Sản Xuất, Tiếng Trung)

TP.HCM, Bình Dương , Đồng Nai Sản Xuất , Vận Chuyển/Giao Nhận

Chủ Quản Nhân Sự (Sản Xuất, Tiếng Trung)

TP.HCM, Bình Dương , Đồng Nai Nhân sự , Sản Xuất

Ngoài ra, nói xấu nơi công sở còn bắt nguồn từ tính cách nhiều chuyện, thích soi mói của người nào đó. Họ luôn chú ý đến động thái của từng người, săm soi để tìm ra được khuyết điểm của người khác và bạn chỉ là một trong những nạn nhân của họ mà thôi.

Với người có tính cách soi mói thì việc tám chuyện về nhược điểm của ai đó là niềm vui của họ. Nói cách khác, họ xem điều đó là cách để giải trí bởi nó khiến họ cảm thấy hào hứng và thỏa mãn hơn bất cứ thứ gì khác trong cuộc sống.

Nói xấu nơi công sở có tốt

>>> Quan tâm: Nên làm gì khi đồng nghiệp ghét mình?

2- Nên làm gì khi đồng nghiệp nói xấu bạn? 

Khi bị đồng nghiệp nói xấu chắc chắn bạn sẽ cảm thấy tức giận và chỉ muốn ngay lập tức thanh minh cho mình.

Tuy nhiên, những lời nói xấu này như một con virus. Nó có thể lan ra rất nhanh. Bạn muốn xử lý nó cũng không hề đơn giản.

Vậy phải xử lý vấn đề này sao cho khéo léo, hiệu quả nhất?

Theo Quân sư, bạn đừng nên nổi nóng hoặc có hành động nóng vội khi nghe thấy đồng nghiệp nói xấu mình. Đồng thời, bạn cũng có thể áp dụng một vài tip dưới đây để xử lý vấn đề một cách hiệu quả:

2.1- Giữ bình tĩnh 

Bị đồng nghiệp nói xấu vô cớ sẽ khiến bạn cảm thấy tổn thương, áp lực, thất vọng và vô cùng tức giận. Nhưng, bạn đừng vì như vậy mà nổi nóng hay có hành động đáp trả tiêu cực.

Bạn nên biết rằng đây là điều rất tự nhiên tại môi trường công sở. Đứng trước thói thị phi này, bạn nên giữ thái độ bình tĩnh và thật tỉnh táo để suy xét mọi việc toàn diện nhất. Chỉ khi nắm bắt chính xác vấn đề, người chủ mưu và mức độ ảnh hưởng, bạn mới có thể đưa ra biện pháp giải quyết đúng đắn nhất.

2.2- Phân tích vấn đề 

Như đã nói, lời nói xấu có thể hoàn toàn là bịa đặt hoặc cũng có thể có phần nào sự thật trong đó. Việc bạn cần làm là phân tích xem đồng nghiệp của mình có đang nói đúng về con người mình hay không để có cách giải quyết phù hợp.

Trong trường hợp đó là sự bịa đặt, bạn không cần để tâm quá mức đến nó mà chỉ việc tập trung, nỗ lực hết mình cho công việc là được. Hãy dùng chính kết quả công việc của bạn để chứng minh những lời nói kia là hoàn toàn sai.

Nếu lời nói xấu từ đồng nghiệp có phần đúng với tính cách, con người của bạn thì hãy mạnh mẽ tiếp nhận và sửa đổi chính mình. Khi bạn có thể thay đổi bản thân theo hướng ngày càng tốt hơn thì những lời nói kia sẽ không còn tồn tại được nữa, đồng nghiệp cũng tự giác có cái nhìn khác về bạn.

Nên làm gì khi bị nói xấu nơi công sở

2.3- Ứng xử, giao tiếp khéo léo và tìm kiếm cho mình những đồng minh tin cậy 

Giỏi giao tiếp, ứng xử chẳng những giúp bạn nhận được sự yêu mến từ đồng nghiệp mà còn hạn chế những tranh cãi, mâu thuẫn không cần thiết.

Trong khi trò chuyện, thảo luận cùng đồng nghiệp, bạn chỉ nên nói về những chủ đề thích hợp, không quá phô trương thể hiện bản thân hay đặt cái tôi quá cao. Quân sư tin rằng, với thái độ khiêm tốn, cư xử nhã nhặn bạn sẽ được lòng đồng nghiệp hơn rất nhiều và tránh được việc bị soi mói.

Ngoài ra, bạn cũng nên tìm cho mình vài đồng nghiệp hợp ý. Điều này giúp bạn tránh được việc bị cô lập trong một tập thể hoặc trở thành điểm chú ý của mọi người khi quá khác biệt.

2.4- Không dùng hành động tiêu cực để đánh trả đồng nghiệp nói xấu mình 

Sử dụng hành động tiêu cực để đáp trả sẽ chỉ khiến bạn bị đánh giá thấp trong mắt mọi người. Chưa hết, điều này còn khiến người đồng nghiệp kia cảm thấy thỏa mãn khi thấy bạn giận dữ, đau khổ.

Nếu bạn để cảm xúc nóng giận nhất thời lấn áp thì việc xảy ra xung đột là điều không thể tránh khỏi. Tệ hơn, bạn sẽ bị kéo vào những hệ lụy nguy hại hơn làm ảnh hưởng đến danh tiếng và sự nghiệp.

Giải pháp tốt nhất dành cho bạn lúc này là hãy thật bình tĩnh, lạc quan. Việc bạn cần làm nhất chính là tập trung làm việc. Bạn cũng không cần phải để ý tới những dèm pha, thị phi đang vây quanh mình bằng không bạn sẽ chỉ lãng phí thời gian vào những điều vô bổ, không có giá trị.

2.5- Thẳng thắn đối mặt với đồng nghiệp nói xấu bạn 

Ban đầu khi sự việc mới phát sinh bạn có thể lựa chọn im lặng để đồng nghiệp nói xấu bạn tự sửa đổi. Nhưng, tới một lúc nào đó bạn cảm thấy sự việc có chiều hướng ngày càng xấu đi thì hãy lập tức hành động.

Bạn nên gặp trực tiếp đồng nghiệp kia, thẳng thắn trò chuyện cùng họ. Hãy hỏi họ nguyên nhân và trao đổi một cách thiện chí, bình tĩnh nhất. Bằng việc làm này, bạn đang đưa ra lời cảnh cáo với họ rằng bạn biết rõ những gì họ nói và tốt nhất họ nên bỏ ngay thói xấu đó đi.

Ứng xử khéo léo khi bị nói xấu nơi công sở

>>> Tham khảo thêm: Chính trị công sở - Điều mà người lao động buộc phải đối mặt

2.6- Không so sánh thiệt hơn quá mức hà khắc 

Mỗi người đều có quan điểm, tính cách riêng biệt. Việc xét nét, so sánh với người khác chỉ dẫn tới cảm xúc tiêu cực.

Vì vậy, khi nhận thấy đồng nghiệp khác đang so sánh bạn với ai đó thì tốt nhất bạn đừng nên tham gia hay cố thanh minh để được họ đánh giá cao hơn. Nếu bạn hành xử hấp tấp sẽ chỉ khiến đồng nghiệp xem bạn là người xấu, các mối quan hệ của bạn cũng vì vậy mà dần tan vỡ.

2.7- Cẩn trọng trong lời nói, việc làm 

Đồng nghiệp nói xấu bạn có thể không chỉ sử dụng lời nói mà còn có những hành động phá hoại khác. Do đó, bạn nên có tâm thái đề phòng từ trước. Với mỗi nhiệm vụ công việc và giấy tờ hồ sơ liên quan, bạn đều phải thật cẩn thận, tỉ mỉ. Có như vậy, đồng nghiệp kia mới không có cơ hội làm hại bạn.

2.8- Nhờ cấp trên hỗ trợ 

Nếu bạn nhận thấy danh dự, uy tín của mình bị tổn hại nghiêm trọng, hiệu quả công việc cũng bị ảnh hưởng và bạn cũng không thể tự làm rõ mọi việc thì hãy tìm kiếm sự trợ giúp từ sếp của mình.

Khi những lời nói xấu kia còn trong phạm vi quan hệ cá nhân giữa bạn và đồng nghiệp thì sếp có thể không quản. Nhưng, nếu vấn đề mâu thuẫn này đã ảnh hưởng đến sự ổn định trong nội bộ công ty thì sếp bạn không thể từ chối giải quyết.

Trong khi trình bày với sếp, bạn cần cho chứng minh cho họ thấy mức độ nghiêm trọng của vụ việc và thể hiện mong muốn sự việc được giải quyết rõ ràng, ổn thỏa nhất.

Lời kết

Bất cứ ai cũng mong muốn được làm việc cùng những đồng nghiệp chuyên nghiệp, lịch sự thay vì những kẻ thị phi bất phân lại còn thường xuyên soi mói, châm chọc người khác. Tuy nhiên, mọi thứ không thể lúc nào cũng thuận lợi như bạn mong muốn. Sẽ có lúc bạn bị đồng nghiệp nói xấu không rõ lý do.

Giải pháp tốt nhất là bạn hãy chuẩn bị tinh thần thật tốt, trau dồi kỹ năng xử lý tình huống để đối phó với những thị phi không mong đợi đó. 

Hy vọng bài viết này của Quân sư TalentBold đã giúp bạn phần nào gỡ bỏ được băn khoăn về vấn nạn nói xấu nơi công sở và có thể tiếp tục làm việc với sự thoải mái, lạc quan nhất. Chúc bạn thành công!


Miễn phí đăng tin tuyển dụng

------------------------------------

Chi tiết liên hệ:
Talentbold - We bold your talents
Hotline: 077 259 1080
Mail: sales@talentbold.com
Add: Tầng 12A.3, Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam

Nguồn ảnh: internet


talentbold

Talentbold

TalentBold là nền tảng hợp nhất trong Quảng bá, Thu hút và Quản lý Tuyển dụng nhân tài giúp Doanh nghiệp đảm bảo nguồn lực dựa trên nền tảng công nghệ phần mềm Quản lý tuyển dụng