- 420k
- 1k
- 870
Văn hóa doanh nghiệp không chỉ đơn thuần là quan hệ giao tiếp giữa các nhân viên trong công ty với nhau. Trên hết đó là giá trị cốt lõi, quy tắc, phong cách quản lý, chiến lược kinh doanh và thái độ của nhân viên. Văn hóa doanh nghiệp có mối tương quan chặt chẽ với quá trình phát triển của doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp có đặc thù văn hóa riêng mà công ty khác không thể bắt chước được.
Thông thường, doanh nghiệp chỉ chú trọng đến việc quản lý kinh doanh mà không để ý nhiều đến việc phát triển văn hóa doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc có nền tảng văn hóa doanh nghiệp vững mạnh sẽ hỗ trợ doanh nghiệp rất nhiều trong việc thu hút và tạo ấn tượng với ứng viên.
Văn hóa doanh nghiệp tạo nên thương hiệu tuyển dụng riêng biệt cho doanh nghiệp. Hỗ trợ doanh nghiệp quảng bá thông tin tuyển dụng đến ứng viên, xây dựng mối quan hệ với ứng viên, liên tục cập nhật gia tăng độ nhận diện thương hiệu doanh nghiệp trên các nền tảng truyền thông. Điều này khiến ứng viên khắc ghi hình ảnh của công ty vào tiềm thức, khiến họ chủ động ứng tuyển hoặc giới thiệu công ty cho bạn bè, người thân của họ.
Bên cạnh đó, văn hóa doanh nghiệp cũng tạo nên ấn tượng sâu đậm cho nhân viên mới trong ngày đầu đi làm. Khi bắt đầu công việc mới, ấn tượng đầu tiên với công ty rất quan trọng vì các nguyên do sau đây:
Ngay khi nhân viên mới bước vào văn phòng, họ sẽ bắt đầu quá trình ghi nhận những hình ảnh về cách thức môi trường làm việc mới tại công ty hoạt động ra sao. Vào ngày đầu tiên hãy dành thời gian giới thiệu nhân viên mới với đồng nghiệp của họ. Cung cấp cho họ cái nhìn tổng thể nhất về một ngày làm việc điển hình sẽ ra sao. Hỗ trợ họ làm quen với không gian làm việc và trả lời những câu hỏi của họ.
>>>> Xem thêm: Văn hóa doanh nghiệp, môi trường chuyên nghiệp là như thế nào
Trong ngày đầu tiên, bạn có thể biết liệu ứng viên có mong muốn làm việc lâu dài tại công ty hay không qua một vài dấu hiệu sau đây:
Nhân viên mới nói rằng họ có thể làm mọi việc. Câu nói này thể hiện sự tự tin của họ. Nhưng bạn tuyển dụng họ để đảm nhận một vai trò cụ thể và đó là việc họ làm tốt nhất. Ngoài ra, khi nói như vậy họ đang thể hiện rằng họ vượt trên các đồng nghiệp. Điều này sẽ ảnh hưởng đến việc hợp tác với các đồng nghiệp khác.
Nhân viên mới thể hiện rằng họ chỉ nhận lệnh từ sếp. Môi trường công sở đề cao sự hợp tác nhóm và hỗ trợ nhau trong công việc giữa các nhân viên. Vì thế khi nhân viên mới nói như vậy, cho thấy họ thuộc tuýp người không thích làm việc nhóm.
Nhiệm vụ này không có trong bản mô tả công việc. Khi quyết định tuyển dụng một nhân viên nào đó, bạn hy vọng họ sẵn sàng hợp tác với các đồng nghiệp khác để xử lý công việc. Vì vậy khi ứng viên từ chối việc hỗ trợ người khác xử lý công việc là dấu hiệu cho thấy họ không sẵn lòng hợp tác lâu dài với công ty bạn.
Tất cả các nhân viên mới đều cần một khoảng thời gian để hiểu và trải nghiệm văn hóa của doanh nghiệp. Vì vậy ngay từ ngày đầu tiên, hãy làm rõ những điểm sau với họ:
Quy định về trang phục: công ty yêu cầu phải mặc đồng phục hay nhân viên có thể tự do lựa chọn trang phục miễn sao phù hợp. Thực tế cho thấy, các nhân viên mới rất quan tâm đến quy định về trang phục của công ty. Vì vậy hãy làm rõ với họ ngay từ đầu.
Hỗ trợ họ xác định mục tiêu: khi công ty của bạn có chương trình khen thưởng và đánh giá thì bạn nên ngay lập tức giúp nhân viên mới đăng nhập vào hệ thống. Việc này giúp họ nhanh chóng hòa nhập với đồng nghiệp khi xác định mục tiêu làm việc.
Xây dựng tính trung thực và tin tưởng: trong thời gian đầu việc buông lơi nhân viên mới là không nên. Hãy trò chuyện cùng họ, giúp họ hiểu rằng mọi người đều có thể phạm sai lầm. Khi phạm sai lầm họ nên đối mặt với nó và họ sẽ nhận được sự giúp đỡ khi họ cần. Điều đó sẽ khích lệ họ đạt được thành công liên tục.
Nhân viên có xu hướng sợ nói sai nên họ sẽ lui vào vỏ bọc của mình và chỉ làm những nhiệm vụ được giao. Tuy nhiên bằng cách xây dựng văn hóa doanh nghiệp, nhân viên trong công ty sẽ có một cách thức giao tiếp mở ở mọi cấp độ (từ quản lý cho đến nhân viên). Từ đó họ có thể thoải mái thể hiện quan điểm của mình. Đây là biện pháp rất tốt cho quá trình phát triển kinh doanh của công ty.
Điều này đặc biệt hữu ích khi nó khuyến khích nhân viên mới thoải mái chia sẻ nguyện vọng của họ. Nhiều khả năng họ sẽ sẵn lòng chủ động tiếp nhận những nhiệm vụ mới. Không biết chừng nhân viên mới đó sẽ là trở thành một trong những quản lý cấp cao của công ty trong tương lai, khi họ được cung cấp các công cụ cần thiết để phát triển.
>>> Có thể bạn quan tâm: Tại sao văn hóa doanh nghiệp lại quan trọng như vậy?
Doanh nghiệp có nền tảng văn hóa vững mạnh sẽ tạo ra lợi thế cạnh tranh trên thị trường và giúp doanh nghiệp phát triển thương hiệu. Hơn nữa, văn hóa doanh nghiệp còn góp phần quyết định thái độ của nhân viên. Khi nhân viên hài lòng với môi trường làm việc họ sẽ dốc sức làm việc, nhờ vậy mà hiệu suất làm việc được cải thiện. Mối quan hệ giữa sếp với nhân viên và giữa đồng nghiệp với nhau cũng phát triển theo hướng tích cực hơn.
Chi tiết liên hệ:
Talentbold - We bold your talents
Hotline: 077 259 1080
Mail: sales@talentbold.com
Add: Tầng 10, CIT Building, Ngõ 15 Duy Tân - Cầu Giấy - Hà Nội
Nguồn ảnh: internet
Hình ảnh: mang tính chất minh họa