- 420k
- 1k
- 870
Rời đi vùng an toàn vốn có và tiến tới vùng phát triển có thể rất đáng sợ. Thế nhưng, đây là điều cần thiết để bạn vươn tới những thành công lớn hơn trong cuộc sống.
Vậy, bạn đã hiểu vùng phát triển là gì hay chưa? Vùng phát triển có ý nghĩa như thế nào? Hay phải chuẩn bị gì khi tiến vào vùng phát triển? Bạn đọc hãy cùng tìm hiểu những điều này qua bài viết sau đây của Quân sư TalentBold nhé!
MỤC LỤC:
1- Vùng phát triển là gì?
2- Ý nghĩa của vùng phát triển
3- Bạn có đang trong vùng phát triển?
4- Điều gì đang cản trở bạn bước vào vùng phát triển?
5- Cần chuẩn bị gì khi tiến vào vùng phát triển?
Vùng phát triển (Growth Zone) là khu vực tâm lý mà bạn có thể chủ động hoàn thiện bản thân thông qua việc học hỏi, đối mặt với thử thách và chấp nhận sự không thoải mái nhằm đạt đến những thành công mới trong sự nghiệp cũng như cuộc sống.
Thực tế, vùng phát triển cũng giống như vùng an toàn thứ hai. Lúc này, bạn đã mở rộng vùng an toàn của mình và vượt qua khỏi nỗi sợ hãi để sẵn sàng chấp nhận những rủi ro, sự không chắc chắn, đồng thời cũng cởi mở hơn với những quan điểm, kiến thức, cơ hội trải nghiệm mới.
Nói cách khác, bạn chỉ bước vào vùng phát triển khi có thể rời đi vùng an toàn và chủ động nâng cao năng lực bản thân bằng cách học hỏi các kỹ năng mới cũng như rèn luyện khả năng giải quyết vấn đề.
Growth Zone thúc đẩy mỗi người chúng ta không ngừng mở rộng tư duy. Cùng với đó, nó cũng tạo ra niềm tin rằng, bất cứ ai cũng có thể phát triển bản thân thông qua việc nỗ lực học tập và thực hành.
Với người đang bước đi trong vùng phát triển thì thất bại chính là bài học kinh nghiệm giá trị chứ không phải lý do để xấu hổ hay lùi bước.
Đặc trưng rõ nét của khu vực phát triển chính là mỗi người luôn không ngừng học tập cũng như tự cam kết về mục tiêu phát triển cá nhân. Tại đây, bạn sẽ có cơ hội tiếp cận các mục tiêu, thử thách mới và có thể tìm kiếm sự hướng dẫn từ những người có kinh nghiệm để hiện thực hóa mục tiêu.
Chấp nhận tiến vào vùng phát triển là một cuộc mạo hiểm. Tuy nhiên, đây lại là không gian lý tưởng để bạn phát triển kỹ năng mới cũng như khám phá tiềm năng thực sự của bản thân.
Một khi tiến vào không gian phát triển, bạn có thể tự khôi phục, đổi mới không ngừng. Từ đó, bạn sẽ trở thành phiên bản tốt hơn mỗi ngày và đạt được nhiều thứ giá trị hơn trong cuộc sống cũng như sự nghiệp.
>>> Quan tâm thêm: Vùng an toàn là gì? 8 cách thoát khỏi vùng an toàn hiệu quả
Nếu bạn cảm thấy hài lòng và yêu thích trạng thái hiện tại thì việc không rời khỏi vùng an toàn không phải điều xấu. Tuy nhiên, khi bạn nhận thấy mình đang gặp bế tắc, bị cản trở hay là không có cách nào để phát triển bản thân thì đã đến lúc bạn cần nghĩ đến việc tiến lên phía trước.
Lựa chọn tiến vào vùng phát triển là bước đi rất quan trọng. Nhưng, bạn chỉ nên thực hiện nó khi đã chuẩn bị sẵn sàng.
Theo Quân sư được biết, nhiều bạn có tiềm năng phát triển rất tốt nhưng chỉ vì chưa được chuẩn bị kỹ lưỡng về mặt tinh thần và các yếu tố liên quan khác mà đã chọn kìm hãm bản thân. Với họ, việc bước vào vùng phát triển lúc này có quá nhiều rủi ro.
Ý nghĩa quan trọng nhất của vùng phát triển chính là nó có thể giúp bạn mở rộng vùng an toàn. Khi bạn học và thành thạo các kỹ năng mới, những thứ mới mẻ trước đó làm bạn sợ hãi sẽ trở thành quen thuộc.
Bằng cách chủ động thử thách bản thân với những điều mới mà bạn đã gạt bỏ được nỗi sợ hãi. Đây chắc chắn là điều bạn không bao giờ đạt được nếu cứ mãi ru rú trong vùng an toàn.
Ngoài ra thì vùng phát triển cũng mang lại cho bạn nhiều lợi ích thiết thực khác như:
- Tăng cường cơ hội phát triển bản thân.
- Mang đến sự đổi mới, cải thiện tư duy và nâng cao tính sáng tạo.
- Học được cách khiêm tốn và tăng cường sự tự tin.
- Nâng cao khả năng giải quyết vấn đề.
- Thích ứng linh hoạt với các tình huống phát sinh trong cuộc sống.
- Mạng lưới quan hệ được mở rộng và có thêm nhiều mối quan hệ giá trị.
Để biết bản thân có đang trong vùng phát triển hay không bạn cần tự đánh giá tình trạng hiện tại và điều bạn muốn có được.
Hãy liệt kê ra những thói quen hoặc điều bạn cảm thấy dễ dàng và thoải mái. Bằng cách này, bạn có thể tìm ra điều cần thay đổi và từ đó từng bước học hỏi để có thể phát triển bản thân.
Ngoài ra, bạn cũng có thể nhìn qua một lượt các mục tiêu đã đặt ra. Nếu bạn cảm thấy bản thân trở nên lo lắng, hào hứng, vậy thì đó chính là một thử thách mới dành cho bạn. Sự lo lắng bạn nhận thấy được xem là dấu hiệu của việc bạn đang bước đi trong vùng phát triển.
Thông thường, điều ngăn trở bạn phát triển nằm ngay trong chính con người bạn.
Đầu tiên, bạn hãy nghiêm túc đánh giá lại bản thân và lối tư duy của mình. Tiếp đến, hãy tự hỏi bản thân xem bạn có tin rằng mình có thể làm được điều gì đó hay là bạn có tin rằng mình sẽ thành công hay không.
Nếu bạn nhận ra mình đang nghi hoặc, thiếu tự tin vào năng lực của bản thân thì tức là bạn đang bị cản trở. Dù rằng điều này chỉ đang diễn ra trong suy nghĩ của bạn nhưng nó sẽ khiến bạn không thể tiến vào vùng phát triển.
Thực ra, bạn chỉ có thể đặt chân vào vùng phát triển khi đã vượt qua vùng sợ hãi và vùng học hỏi. Hai vùng này đều khiến chúng ta bất an vì những lo lắng và khó khăn khi phải học những điều mới mẻ. Tuy nhiên, chỉ cần bạn tự tin cũng như nhìn nhận đúng giá trị bản thân thì mọi thứ đều dễ dàng hơn.
Sợ hãi khi phải đối mặt với những thứ mới mẻ, những thứ bạn không quen thuộc là điều rất bình thường. Thế nhưng, bạn cũng phải hiểu rằng, những thứ bạn cho là đáng sợ thực chất lại không quá nghiêm trọng như bạn nghĩ. Thực tế điều bạn lo lắng chỉ là cảm giác sợ hãi nảy sinh trong lòng bạn mà thôi.
Nếu bạn ước ao đạt được thành công, hãy tự lập ra những mục tiêu cụ thể cho chính mình. Bằng cách này, bạn sẽ dần dà tiến vào con đường phát triển một cách hợp lý.
>>> Xem thêm: Vùng sợ hãi là gì? Nên chuẩn bị gì trước khi bước vào vùng sợ hãi?
Như Quân sư đã nói, bạn không nên mạo hiểm rời đi vùng an toàn và đột ngột tiến vào vùng phát triển mà không có sự chuẩn bị kỹ càng.
Vậy, phải chuẩn bị gì để thành công phát triển bản thân?
Để bản thân không ngừng tiến lên và phát triển như mong muốn, bạn có thể làm như sau:
Thay đổi thói quen thường ngày là việc đầu tiên bạn nên làm để hướng tới sự phát triển. Hãy tự thử thách bản thân bằng cách xây dựng cho mình thói quen mới có liên quan đến sự thay đổi và phát triển bản thân.
Điều bạn cần chính là một thói quen thúc đẩy bản thân không ngừng tiến lên. Bạn có thể thay đổi cách làm việc hoặc bất cứ điều gì để hình thành nên một thói quen mới. Đồng thời, bạn cũng cần đảm bảo thói quen đó giúp bạn làm việc hiệu quả hơn cũng như có thể đạt được sự cân bằng trong cuộc sống.
Bạn hãy thay đổi từ những thói quen nhỏ nhặt nhất như giảm thời gian sử dụng Facebook trong một ngày, dậy sớm hơn, đọc thêm sách về lĩnh vực nào đó,… Tuy đơn giản nhưng nó lại giúp bạn mở rộng tầm nhìn cũng như làm nảy sinh nhiều ý tưởng mới.
Đôi khi, bạn nhìn nhận năng lực bản thân không đúng và bạn cũng không có đủ niềm tin với chính mình. Vì vậy, bạn nên học cách thay đổi niềm tin vào bản thân để trở nên mạnh mẽ và tự tin hơn.
Bên cạnh đó, bạn cũng cần chăm chỉ mở rộng tri thức và mạng lưới quan hệ của mình nhằm tiếp cận được các khía cạnh, cơ hội tốt hơn để phát triển bản thân.
Có nhiều cách khác nhau giúp bạn đa dạng hóa nền tảng tri thức như là tham gia các khóa học, đọc sách, nghe podcast về các chủ đề, lĩnh vực bạn quan tâm. Hãy chú trọng những thể loại, lĩnh vực nằm ngoài sở thích của bản thân để tiếp thu thêm nhiều giá trị mới.
Với mạng lưới quan hệ của mình, bạn nên chú ý đến những thói quen thành công của người khác, tiếp thu các ý kiến, quan điểm của họ để làm mới tư duy bản thân. Đồng thời, bạn cũng phải tích cực kết nối cùng người mới nhằm mở rộng vòng tròn quan hệ của mình.
Phát triển kỹ năng không chỉ giúp bạn tự tin hơn mà nó còn là cách hữu hiệu để bạn tự khẳng định gía trị của bản thân.
Bạn có thể lựa chọn học tập một kỹ năng hoàn toàn mới hoặc nâng cao kỹ năng đã có. Cho dù bạn chọn phương pháp nào đi nữa thì cũng cần nhớ thực hiện từng bước nhỏ để đạt được giá trị thực tế.
Những kỹ năng bạn chọn để rèn luyện có thể liên quan đến công việc như giao tiếp, nói trước công chúng, viết lách,…, hoặc cũng có thể là những kỹ năng cá nhân như nấu ăn, chơi một nhạc cụ,…
Bộ não của bạn sẽ thay đổi tùy theo những trải nghiệm mà bạn tham gia. Khi não bộ tương tác với môi trường và các hoàn cảnh khác nhau, các kết nối cần thiết sẽ được tạo ra. Từ đó, bạn bị kích thích học hỏi những điều mới và khả năng lưu trữ thông tin cũng tốt hơn. Điều này cũng giải thích vì sao bạn không quên các kỹ năng đã học dù đã lâu không dùng tới.
Trong trường hợp bạn đã làm nhiều cách mà vẫn không thoát khỏi sự sợ hãi, trì trệ thì hãy tìm cho mình một người cố vấn hay một huấn luyện viên.
Những người này nằm ngoài vòng tròn của bạn. Họ cũng có nhiều kiến thức, trải nghiệm hữu ích để giúp bạn nhận ra được những cơ hội không thể thấy khi đứng trong vùng an toàn của mình.
Tóm lại, bạn sẽ phải có kế hoạch, chiến lược cụ thể nếu muốn tiến vào vùng phát triển. Những hành động này nhằm mục đích chuẩn bị cho bạn cách tư duy và tri thức cần thiết để đối mặt với những rủi ro, nỗi sợ hãi của bản thân.
Mong rằng những gì Quân sư TalentBold vừa chia sẻ đã giúp bạn hiểu sâu hơn vùng phát triển là gì. Đồng thời, bạn cũng có thể dựa vào những gợi ý của Quân sư mà có sự chuẩn bị tốt nhất để phát triển bản thân. Chúc bạn thành công!
------------------------------------
Chi tiết liên hệ:
Talentbold - We bold your talents
Hotline: 077 259 1080
Mail: sales@talentbold.com
Add: Tầng 12A.3, Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
Nguồn ảnh: internet