- 420k
- 1k
- 870
Với thói quen yêu thích khám phá, yêu thích tích lũy kiến thức, Gen Z luôn không ngừng học tập để mở rộng kho kiến thức cho bản thân. Lĩnh vực học tập của Gen Z không bó hẹp trong những bài giảng mà thầy cô mang lại, mà mở rộng cả ở những chủ đề đa dạng từ xã hội đến tự nhiên. Lượng thời gian như nhau, áp lực cạnh tranh lớn nên để học thật nhiều, Gen Z đã áp dụng nhiều phương pháp. Và đây là những xu hướng học tập của Gen Z mà quân sư TalentBold muốn giới thiệu đến bạn đọc.
MỤC LỤC:
1- Học tập là gì?
2- Thực trạng học tập của Gen Z
3- So sánh học tập ngày xưa và học tập ngày nay
4- Các nhân tố ảnh hưởng đến xu hướng học tập của Gen Z
5. Ưu, nhược điểm của xu hướng học tập Gen Z
6. Xu hướng học tập của Gen Z trong thời đại số
>>> Xem thêm: Việc làm Supply Chain
Học tập là quá trình tiếp thu tri thức được sàng lọc từ những tinh hoa nghiên cứu, cải tiến và cập nhật liên tục trong suốt chiều dài phát triển của nhân loại.
Trải qua quá trình học tập, con người hiểu được những tiêu chuẩn chân – thiện – mỹ trong cuộc sống, biết cách ứng xử, điều chỉnh hành vi phù hợp chuẩn mực xã hội. Đồng thời, hiểu được giá trị năng lực của bản thân và không ngừng cống hiến cho xã hội, cho gia đình và cho tương lai của chính mình.
Gen Z được sinh ra trong thời đại công nghệ, đón nhận những điều kiện học tập tốt hơn nhiều thế hệ trước. Quá trình học tập thuận lợi hơn nhưng những kỳ vọng đặt lên thành tích học tập của Gen Z cũng cao hơn.
Cha mẹ định hướng học tập từ sớm, nhất là luyện chữ, tin học và ngoại ngữ, có thể bắt đầu từ khi 2 – 3 tuổi
Học chính quy luôn đồng hành cùng học thêm, học ngoại khóa, học tăng tiết… mật độ học tập dày đặc
Thi cử, kiểm tra liên tục tạo nên áp lực về thành tích học tập
>>> Bạn có thể xem thêm: Sự chủ động học tập của gen Z ngày nay như thế nào?
Bảng danh sách liệt kê sau sẽ cho chúng ta thấy học tập xưa và xu hướng học tập ngày nay giống và khác nhau thế nào:
STT |
Nội dung |
Học tập ngày xưa |
Học tập ngày nay |
1 |
Khối lượng môn học |
Ít |
Nhiều và đa dạng |
2 |
Ngoài giờ học |
Ôn lại bài vở |
Ôn bài vở Học thêm ngoại ngữ, kỹ năng mới Tham gia hoạt động hội nhóm |
3 |
Tài liệu học tập |
Sách vở, báo, tạp chí |
Sách vở, mạng Internet, tivi |
4 |
Truyền đạt kiến thức |
Giáo viên, giảng viên |
Giáo viên, giảng viên, bạn bè, cộng đồng mạng |
5 |
Hình thức học tập |
Học tập trung tại lớp, giảng đường |
Học tập trung tại lớp, giảng đường Học trực tuyến qua mạng Học nhóm, học qua câu lạc bộ…. |
6 |
Thái độ học tập |
Thụ động, thầy cô giảng sao nghe vậy |
Nghe bài giảng của thầy cô Chủ động tìm hiểu và đặt câu hỏi Tự tin trao đổi, phản biện tích cực |
7 |
Phạm vi kiến thức |
Chỉ học những gì được yêu cầu |
Học cả những gì được yêu cầu và những gì mình yêu thích |
8 |
Mục đích học tập |
Nâng cao hiểu biết Xây dựng đất nước và tương lai |
Nâng cao hiểu biết Gặt hái thành tích học tập cao Xây dựng đất nước và tương lai Làm hài lòng cha mẹ |
Xu hướng học tập của Gen Z thay đổi do sự tác động của nhiều nhân tố:
Giáo dục là cái nôi thôi thúc phát triển năng lực của con người, xu hướng học tập trong thời đại của Gen Z chắc chắn không thể tách rời khỏi công nghệ kỹ thuật số. Điển hình là những yêu cầu tra cứu tài liệu trực tuyến, học online… Gen Z bắt buộc phải thích ứng và áp dụng thành thạo nhanh hơn, nhiều hơn những gì công nghệ giáo dục đặt ra.
Việc tìm kiếm nguồn lực phục vụ cho nhu cầu học tập của Gen Z không khó, nhưng là “không khó” cho tất cả Gen Z chứ không ưu ái cho một ai cả. Vì vậy, để có một kết quả học tập tốt, mỗi Gen Z phải luôn đặt mình trong xu hướng học tập cạnh tranh, luôn nỗ lực làm giàu kiến thức cho bản thân để không bị thua kém bạn bè, không phải nhận một kết quả học tập không mong muốn, hoặc bị tụt lại phía sau so với kỳ vọng của xã hội, gia đình.
Ngày xưa ít nhất cũng qua 01 đêm, chúng ta mới có thêm vài thông tin mới qua sách báo, tivi, tạp chí, nhưng giờ thì chỉ trong vài giờ đã có rất nhiều thông tin mới được cập nhật trên mạng trực tuyến, thuộc nhiều chủ đề khác nhau. Không lên mạng chỉ 01 – 02 ngày, nói chuyện với bạn bè, bạn sẽ cảm thấy như mình vừa từ hành tinh khác đến trái đất vậy.
Giới trẻ Gen Z rất năng động, luôn tìm kiếm và chinh phục đỉnh cao học tập như thi IELTS đạt 8.0, huy chương vàng kỳ thi quốc tế được tuyển thẳng đại học, vừa hoàn thành thạc sĩ/ tiến sĩ vừa quản lý doanh nghiệp riêng… gặt hái nhiều thành công về sự nghiệp, tiền tài, danh vọng. Họ là tấm gương và cũng là áp lực cho Gen Z, thôi thúc Gen Z không ngừng học tập và không ngừng định hướng học tập để có một kết quả tốt nhất cho tương lai.
Nền giáo dục nước ta vẫn còn coi trọng mặt thành tích, đánh giá và xếp hạng học sinh, sinh viên, học viên qua điểm số bài kiểm tra. Khiến Gen Z mang nặng tâm lý về thành tích, trước kỳ thi thì miệt mài với hàng đống bài tập, giáo trình, trong lúc thi thì hồi hộp, tập trung cao độ, sau kỳ thi thì hồi hộp chờ đợi kết quả. Và chắc chắn không một ai muốn mình là người xếp cuối bảng xếp hạng cả nên bất cứ Gen Z nào cũng đặt mục tiêu học tập cao cho bản thân.
Gen Z được sinh ra trong thời bình, điều kiện kinh tế tốt hơn, điều kiện học tập phong phú hơn nên luôn bị áp đặt bởi những kỳ vọng kết quả học tập phải cao vượt trội so với những thế hệ ông bà, cha mẹ trước đó. Một kết quả học tập không tốt có thể chờ đợi Gen Z ở nhà là những lời giáo huấn, trách móc. Để tránh áp lực này, Gen Z nỗ lực học tập hơn nhưng học để làm vừa lòng gia đình, để bản thân được bình an, chứ không hẳn là vì yêu thích.
>>> Bạn có thể quan tâm: Học khối C và tổng hợp các ngành nghề phù hợp
Nhìn vào xu hướng học tập của Gen Z, điểm tích cực có rất nhiều nhưng vẫn có những bất cập tồn tại:
Nguồn cung thông tin học tập nhanh chóng từ mạng trực tuyến giúp cho nhu cầu khám phá thế giới của Gen Z được đáp ứng ngay lập tức, sẽ không sợ đam mê bị “nguội lạnh” rồi bỏ cuộc do phải tìm tài liệu quá lâu.
Những clip giảng dạy chia sẻ trên mạng, những khóa học trực tuyến miễn phí trong và ngoài nước, săn học bổng du học thành công … chính là ưu điểm của xu hướng học tập giúp Gen Z tiết kiệm lượng lớn tài chính.
Mọi khía cạnh trong cuộc sống, Gen Z đều biết, có thể mức độ chuyên sâu khác nhau, nhưng đều có nền tảng để tiếp cận và phát huy tốt.
Từ những thông tin cập nhật được về xu hướng học tập, xu hướng tuyển dụng, các bạn Gen Z có những đánh giá và lựa chọn ngành nghề tương lai hiệu quả hơn, tránh được tình trạng thi đậu vào học rồi mới phát hiện ngành học không phù hợp.
Nguồn cung thông tin quá dễ tìm có thể đưa Gen Z vào những nội dung không phù hợp, thiếu lành mạnh. Làm cho bản thân bị xao nhãng khỏi những thông tin hữu ích cần tích lũy, do đó xu hướng học tập cần có sự sàng lọc và tư vấn từ người có kinh nghiệm.
Kỳ vọng về hiểu biết rộng, thành tích cao và thành công nhanh vô tình khiến bản thân cảm thấy áp lực. Bạn hãy chọn cho mình 1 – 2 lĩnh vực để áp dụng xu hướng học tập chuyên sâu, còn những nội dung còn lại chỉ dừng lại ở mức độ biết, có kiến thức và biết nguồn tìm thông tin khi cần là được.
>>> Bạn có thể tham khảo: Học khối K và các ngành nghề phù hợp
Nhờ sự hỗ trợ từ công nghệ thông tin, mạng Internet và các thiết bị kỹ thuật số, xu hướng của Gen Z đã có nhiều cải tiến lớn:
Không chỉ Gen Z áp dụng xu hướng học tập trực tuyến mà rất nhiều cơ sở đào tạo trong và ngoài nước cũng đã dần chuyển sang hình thức này. Chỉ cần một chiếc laptop kết nối mạng, không phải di chuyển xa, bạn vẫn có thể tiếp cận nguồn tri thức hữu ích mà mình mong muốn.
Gen Z không ép mình vào một hình thức học tập cố định, cũng không tuyệt đối hóa vai trò của một hình thức nào. Với Gen Z, xu hướng học tập linh hoạt từ hình thức đến nội dung kiến thức giúp họ giảm sự nhàm chán, dễ tích lũy thông tin hơn.
Xu hướng học tập từ trải nghiệm thực tế giúp Gen Z không bị bỡ ngỡ khi bước vào đời. Đó có thể là các công việc làm thêm, các hoạt động thiện nguyện… tạo cơ hội áp dụng kiến thức, kỹ năng học vào thực tế.
Kỹ năng mềm là yếu tố giúp nâng cao năng lực cạnh tranh, đặc biệt là khi ứng tuyển tìm việc. Gen Z biết rõ bản thân không chỉ cần kiến thức vững mà còn phải trau dồi kỹ năng mềm tốt. Những khóa học rèn luyện kỹ năng mềm hoặc những hội nhóm kỹ năng xin việc trong trường luôn nằm trong xu hướng học tập của Gen Z.
Thế giới thay đổi liên tục, kiến thức cũng được cập nhật không ngừng, vì vậy, xu hướng học tập liên tục, học, học nữa, học mãi luôn được Gen Z áp dụng triệt để. Nhờ vậy, kiến thức Gen Z có được luôn thức thời, nhạy bén, có giá trị ứng dụng cao.
Kiến thức, thông tin là nền tảng cho mọi thành công, Gen Z ý thức rõ vấn đề này hơn ai hết. Dựa vào năng lực sử dụng công nghệ thành thạo, Gen Z đã có những thay đổi trong xu hướng học tập, giúp bản thân chủ động hơn, uyên bác hơn, tiết kiệm thời gian và chi phí hơn. Đây là những ưu điểm mà quân sư TalentBold rất muốn chia sẻ để mọi thế hệ khác đều có thể nắm bắt và áp dụng vào mục tiêu học tập của chính mình trong thời đại công nghệ số đang và sẽ tiếp tục phát triển.
------------------------------------
Chi tiết liên hệ:
Talentbold - We bold your talents
Hotline: 077 259 1080
Mail: sales@talentbold.com
Add: Tầng 12A, Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam