- 420k
- 1k
- 870
Hôn nhân gia đình là một trong những vấn đề có sự chuyển biến mạnh trong thời đại công nghệ số. Gen Z là thế hệ trẻ tiêu biểu cho thời đại này, những thay đổi trong xu hướng hôn nhân gia đình mà Gen Z hướng đến cũng chính là biểu hiện minh chứng rõ nét cho sự chuyển biến. Tiếp nối loạt bài chia sẻ xu hướng Gen Z, quân sư TalentBold sẽ đề cập chi tiết xu hướng hôn nhân gia đình đến bạn đọc trong bài viết hôm nay.
MỤC LỤC:
1- Hôn nhân gia đình là gì?
2- Quan niệm hôn nhân gia đình của Gen Z
3- So sánh hôn nhân gia đình ngày xưa và hôn nhân gia đình ngày nay
4- Các nhân tố ảnh hưởng đến xu hướng hôn nhân gia đình của Gen Z
5. Ưu, nhược điểm của xu hướng hôn nhân gia đình Gen Z
6. Xu hướng hôn nhân, gia đình của gen Z
>>> Xem thêm: Việc làm Supply Chain
Căn cứ theo điều 3 của Luật Hôn nhân và gia đình
Hôn nhân là quan hệ giữa vợ và chồng sau khi kết hôn
Gia đình là một tập hợp những người gắn bó với nhau do hôn nhân, nhu74g người có quan hệ huyết thống hoặc quan hệ nuôi dưỡng.
Thông qua hôn nhân gia đình, nhiều mối quan hệ gắn bó được hình thành, kèm theo đó là những quyền và trách nhiệm mà mỗi thành viên trong mối quan hệ này phải thực hiện dựa trên quy định của pháp luật.
Xu hướng hôn nhân gia đình là nội dung đề cập đến những định hướng, mong muốn và thực tế xây dựng hôn nhân gia đình của những cá thể trong xã hội ở những giai đoạn khác nhau.
Gen Z ngày nay có sự độc lập trong cuộc sống, nên họ không đặt nặng vấn đề phải kết hôn, phải lập gia đình. Xu hướng hôn nhân gia đình của Gen Z chính là “đề cao cuộc sống tự do, ngại ràng buộc trong hôn nhân”.
Mặc dù tỷ lệ Gen Z kết hôn, sinh con vẫn ở mức cao nhưng với họ, hôn nhân không phải là sự ràng buộc, kết hôn không đồng nghĩa phải cam chịu, chấp nhận thiệt thòi cho bản thân để làm vui lòng người khác. Bằng chứng là tỷ lệ ly hôn ở Gen Z cũng khá cao.
Nhiều người cho rằng Gen Z ít hy sinh cho gia đình, nhưng thực tế, khi về chung nhà nhiều cặp vợ chồng mới phát hiện bản thân không hợp. Thay vì cứ khổ sở bên nhau, tạo nên những “tế bào yếu kém” cho xã hội thì họ chọn cách chia tay để mỗi người tìm thấy hạnh phúc đích thực của mình như câu nói “02 người chia tay, 04 người hạnh phúc”
Thêm nữa cái nhìn xã hội cũng bớt khắt khe hơn, gen Z cũng biết sống cho hạnh phúc của mình nhiều hơn nên những gia đình kết hôn đồng giới, hoặc làm cha / làm mẹ đơn thân cũng ngày càng phổ biến hơn.
>>> Bạn có thể xem thêm: Tổng hợp các xu hướng gen Z trong thời đại công nghệ số
Những khác biệt rõ nét trong hôn nhân gia đình xưa và nay của người Việt
STT |
Tiêu chí |
Hôn nhân gia đình ngày xưa |
Hôn nhân gia đình ngày nay |
1 |
Cơ sở pháp lý |
Sự chứng kiến của hai gia đình, họ hàng, lãnh đạo cơ quan |
Đăng ký kết hôn tại cơ quan quản lý hộ tịch nơi cư trú |
2 |
Nghi thức hôn lễ |
Đủ 05 lễ: Lễ dạm ngõ Lễ ăn hỏi Lễ xin dâu Lễ rước dâu Lễ lại mặt |
Đơn giản hơn, có thể ăn hỏi và rước dâu trong cùng một ngày. Tiệc cưới cũng đặt dịch vụ nhà hàng làm, không phải tự nấu nướng tại nhà |
3 |
Lựa chọn bạn đời |
Cha mẹ đặt đâu, con ngồi đó |
Tự tìm hiểu, tự quyết định |
4 |
Quan điểm môn đăng hậu đối |
Đề cao |
Không quan trọng |
5 |
Quan điểm hôn nhân đồng giới |
Nghiêm cấm, phản đối |
Bớt khắt khe hơn, một số quốc gia đã công nhận và cho đăng ký kết hôn |
6 |
Quan điểm có con trước hôn nhân |
Là điều cấm kỵ, xấu hổ cho gia đình và làng xóm |
Tôn trọng cuộc sống cá nhân Đồng ý cho đăng ký khai sinh cho con chỉ với tên cha hoặc tên mẹ |
7 |
Quan điểm làm cha / mẹ đơn thân |
Rất đặc biệt, dù không cấm nhưng chắc chắn không phải là trường hợp được khuyến khích |
Hoàn toàn bình thường, xã hội và gia đình đều có cái nhìn thoáng |
8 |
Gia đình nhiều thế hệ |
Tam đại đồng đường, tứ đại đồng đường không hề hiếm Một số gia đình xem đó là điều bắt buộc, vì họ coi việc đông con, đông cháu là phúc khí |
Không bắt buộc Mỗi gia đình nhỏ hoặc thành viên trưởng thành có thể ra ngoài sống riêng, thỉnh thoảng đại gia đình mới họp mặt. |
Những thay đổi trong xu hướng hôn nhân gia đình của Gen Z chịu tác động từ nhiều yếu tố:
Nhìn vào hôn nhân không hạnh phúc của người thân, nhìn thấy sự khổ sở chịu đựng lẫn nhau để ráng cho người ngoài thấy các thành viên vẫn là một gia đình, điều này khiến Gen Z bị ảnh hưởng tâm lý. Họ không muốn bản thân cũng sẽ là bản sao tương tự trong tương lai, nên thà là không kết hôn còn hơn kết hôn rồi không hạnh phúc, ảnh hưởng đến các thế hệ con cái sau này. Thực tế này khiến nhiều Gen Z chọn xu hướng hôn nhân gia đình cẩn trọng hơn, kết hôn trễ hơn hoặc không kết hôn luôn.
Gen Z dù thuộc giới tính nào cũng đều nhận được những điều kiện học tập và phát triển tốt. Cơ hội tìm kiếm thu nhập không thua kém nhau nên tư tưởng “phụ nữ kết hôn để tìm một chỗ dựa tài chính” đã không còn khiến nữ giới Gen Z suy tư nữa. Còn nam giới Gen Z cũng có cái nhìn tôn trọng hơn về năng lực tài chính, khả năng phát triển sự nghiệp của nữ giới. Vì vậy, xu hướng hôn nhân gia đình của Gen Z luôn cần xây dựng trên mối quan hệ bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau, cùng nhau vun đắp.
Thông qua mạng Internet, những xu hướng hôn nhân hiện đại ở nhiều quốc gia phát triển được du nhập vào Việt Nam, tác động lên xu hướng hôn nhân gia đình của Gen Z. Từ đó, những vấn đề như cái nhìn khắt khe của xã hội, sự lo sợ khi đi ngược quan điểm hôn nhân truyền thống được giảm thiểu đáng kể. Gen Z biết sống cho mình hơn, tự tin làm chủ cuộc sống hôn nhân mà mình mong muốn, vì họ biết rằng, không ai chịu đau khổ thay mình, hạnh phúc phải do mình tự nắm giữ.
Những người tiên phong trong việc thay đổi quan niệm của xã hội về cái nhìn hôn nhân gia đình đều là những người rất dũng cảm. Nhờ có họ, cuộc sống hôn nhân gia đình của Gen Z đã có những nền tảng để bước đi dễ dàng hơn, điển hình như quyết định chuyển giới của Cindy Thái Tài, kết hôn đồng giới nữ đầu tiên vào năm 1998, những nghệ sĩ nổi tiếng chấp nhận làm mẹ đơn thân… tiếp nối sau đó là hành động tương tự của nhiều trường hợp cùng cảnh ngộ, dần dần hôn nhân gia đình thời hiện đại trở nên dễ thở hơn và Gen Z nhận được nhiều sự đồng cảm, hỗ trợ hơn từ cả gia đình và xã hội.
Cắn răng chịu đựng trong những cuộc hôn nhân không hạnh phúc, không chỉ Gen Z mà cả con cái của họ cũng sẽ phải gánh chịu hậu quả nặng nề về tâm lý. Chia tay nhau một cách văn minh sẽ là cách giải thoát, và cũng là khởi đầu cho một hành trình hạnh phúc hơn.
Một trường hợp thì không có tác động gì lớn nhưng là cả một xu hướng đến từ những con người trẻ được xem là người chủ tương lai của thế giới như Gen Z thì mọi chuyện sẽ khác. Thật ra, những người thế hệ trước họ cũng cảm nhận được những tiêu cực trong hôn nhân, họ cũng muốn thoát ra nhưng ngại cái nhìn của xã hội. Giờ đây, có được sự mở đường từ Gen Z, sự khắt khe lạc hậu dần được xóa bỏ.
Với nền tảng pháp luật cập nhật từ mạng Internet, với sự hỗ trợ hôn nhân gia đình từ cộng đồng, với những kết nối tìm bạn đời vượt qua giới hạn biên giới quốc gia… Gen Z đã truyền tải đến mọi người những cách thức tìm kiếm nguồn lực trợ giúp tốt nhất cho cuộc sống của bản thân, khuyến khích mọi người tin tưởng vào cộng đồng, tự tin sống cho hạnh phúc của chính mình.
Ly hôn là cách giải quyết được Gen Z cho là hiệu quả nhất khi mâu thuẫn diễn ra tần suất ngày càng cao. Và họ cũng không nỗ lực suy tư để nghĩ cách dung hòa như các thế hệ cha mẹ, ông bà trước đây. Dẫu biết chia tay nhau sẽ tốt cho cả hai, nhưng nhiều Gen Z sau này đã phải thốt lên “giá như”, “phải chi” khi nhìn vào cuộc sống làm cha / làm mẹ đơn thân, nhất là những ảnh hưởng tâm lý mà con cái phải gánh chịu khi chỉ sống với cha hoặc mẹ.
Tuổi mới lớn có những sự rung động trước bạn bè cùng giới trẻ trung, xinh đẹp, tràn đầy năng lượng là điều dễ hiểu, nhưng đó không hẳn là bạn thật sự nghiêng hẳn về mối quan hệ hôn nhân cùng giới. Ấy vậy mà nhiều bạn rung động rồi hướng theo ngay chứ không kềm bản thân lại trước khi có những bài kiểm tra tâm lý chính xác, vì các bạn ấy cho rằng xã hội đâu còn khắt khe nữa. Kết quả mất một hành trình dài để rồi nhận ra bản thân ngộ nhận giới tính, tuổi xuân qua đi đã đành, nhiều hậu quả cũng sẽ in hằn trong tâm trí.
Ngày xưa kết hôn là chuyện cả đời, còn kết hôn ngày nay lại không đặt nặng vấn đề chung sống lâu dài. Vì vậy, Gen Z ít khi phân tích thiệt hơn, ít khi để tâm tìm hiểu lẫn nhau, chỉ cần thấy vui vẻ trong những lần thỉnh thoảng hẹn hò đi ăn đi uống là có thể nhận lời kết hôn. Cứ kết hôn đã, không hợp thì ly hôn thôi, mà không biết rằng để bước qua được cánh cổng ly hôn là cả một hành trình với nhiều đau buồn, muộn phiền, mệt mỏi.
Từ những phân tích ở trên, chúng ta có thể thấy xu hướng hôn nhân gia đình của Gen Z tập trung ở những điểm mấu chốt sau:
Thích sống tự do, ngại kết hôn
Kết hôn nhưng ngại có con cái
Nỗ lực kiên trì giải quyết mâu thuẫn hôn nhân thấp
Không quan tâm nhiều đến cái nhìn của xã hội về giới tính trong hôn nhân, hoặc làm cha / làm mẹ đơn thân
Xem ly hôn là giải pháp tốt nhất cho việc giải quyết mâu thuẫn hôn nhân
Không thích văn hóa sống đại gia đình, thích sống riêng và tự chủ cuộc sống cá nhân
Mở rộng phạm vi tìm kiếm bạn đời thông qua ứng dụng trực tuyến
Mặc dù là thế hệ trẻ, tiếp thu nhiều xu hướng hiện đại nhưng Gen Z và những thay đổi trong xu hướng hôn nhân gia đình không phải đều mang lại những ưu điểm cho định hướng hôn nhân gia đình của xã hội. Quân sư TalentBold đặc biệt đánh giá cao xu hướng phấn đấu vì hạnh phúc hôn nhân của bản thân, nhưng những vấn đề còn lại, quân sư khuyên bạn nên để tâm suy nghĩ, đánh giá thật kỹ để hiểu rõ quan niệm và giá trị hôn nhân mà mình hướng đến. Chúc bạn hạnh phúc!
------------------------------------
Chi tiết liên hệ:
Talentbold - We bold your talents
Hotline: 077 259 1080
Mail: sales@talentbold.com
Add: Tầng 12A.3, Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam