- 420k
- 1k
- 870
Đạt mục tiêu tự do tài chính trước năm 40 tuổi là mục tiêu mà mọi Gen Z luôn hướng đến. Kinh doanh là nền tảng cốt lõi giúp Gen Z hoàn thành mục tiêu này. So với thế hệ trước, Gen Z nhận được nhiều sự hỗ trợ đắc lực từ công nghệ nên những thay đổi trong xu hướng kinh doanh mang đến giá trị cao vượt trội. Quân sư TalentBold nhận thấy xu hướng này hữu ích cho cả Gen Z và tất cả mọi người muốn kinh doanh trong thời đại kỹ thuật số.
MỤC LỤC:
1- Kinh doanh là gì?
2- Gen Z thể hiện trong lĩnh vực kinh doanh như thế nào?
3- So sánh kinh doanh ngày xưa và kinh doanh ngày nay
4- Các nhân tố ảnh hưởng đến xu hướng kinh doanh của Gen Z
5. Ưu, nhược điểm của xu hướng kinh doanh gen Z
6. Xu hướng về kinh doanh của Gen Z
>>> Xem thêm: Việc làm Kinh doanh
Kinh doanh là cụm từ dùng để chỉ các hoạt động mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận từ một cá nhân hoặc một tổ chức. Các hoạt động này bao gồm
Quản trị kinh doanh
Tiếp thị sản xuất
Kế toán kiểm toán
Thu mua nguyên vật liệu, bán thành phẩm
Sản xuất hàng hóa / dịch vụ
Bán hàng hóa / dịch vụ…
Chủng loại hàng hóa/ dịch vụ trong kinh doanh rất đa dạng, mỗi loại lại có những đặc điểm riêng nên hoạt động kinh doanh cũng phải thật phong phú để thích nghi nhu cầu thị trường và gia tăng lượng tiêu thụ, thu về nhiều lợi nhuận.
Thời đại công nghệ số, việc lựa chọn và định hướng kinh doanh đều được công nghệ hỗ trợ tích cực, chính vì vậy, Gen Z kinh doanh có nhiều đặc điểm khác biệt so với các thế hệ trước:
Dù chưa có kinh nghiệm kinh doanh, nhiều Gen Z vẫn luôn tự tin với nền tảng công nghệ và kiến thức có được, họ sẽ đáp ứng tốt các bước khởi đầu trong kinh doanh, từ đó học hỏi và hoàn thiện năng lực kinh doanh cá nhân. Tự tin là tốt nhưng tự tin quá dễ khiến Gen Z bị ảo tưởng sức mạnh, làm việc theo những suy nghĩ mình cho là đúng chứ không theo hướng mình theo thực tế thị trường kinh doanh. Kết quả lượng Gen Z trụ được trong kinh doanh không nhiều.
Thay vì gắn bó, vượt qua áp lực kinh doanh và cho bản thân cũng như thị trường cơ hội hiểu nhau nhiều hơn thì Gen Z kinh doanh lại là sự thay đổi, chuyển đổi mặt hàng, đổi địa điểm, đổi giá trị kinh daonh cốt lõi... Dù lúc đó, Gen Z chưa xác định được cái mới liệu có tốt hơn hay không, họ cũng chấp nhận thay đổi hơn là căng thẳng với hoạt động kinh doanh hiện tại.
>>> Bạn có thể xem thêm: Đàm phán win win trong kinh doanh là gi?
Với các thế hệ trước, quan điểm “nhất nghệ tinh, nhất thân vinh” nên họ luôn nỗ lực, kiên trì với chuyên môn mà mình giỏi nhất hoặc được đào tạo bài bản nhất. Nhưng với Gen Z thì khác, bằng cấp với Gen Z chỉ là tấm giấy thông hành cho đủ thủ tục, chuyên được đào tạo chỉ là nền tảng đóng góp thêm năng lực, còn khi kinh doanh không nhất thiết phải theo đúng chuyên môn đã học. Gen Z khởi nghiệp chọn nắm bắt mặt hàng lĩnh vực đang “hot”, điển hình như khi “chè khúc bạch” rộ lên, hàng loạt quán kinh doanh ra đời, nhưng chỉ sau một thời gian ngắn, hết “hot”, các hàng quán không linh hoạt chuyển đổi cũng dần đóng cửa.
Gen Z “thần tượng hóa công nghệ” là điều có thật. Vì thực tế, những hoạt động Gen Z trải nghiệm từ nhỏ đến lớn đều gắn liền công nghệ, tiện ích lớn, giá trị cao nên với họ, Gen Z khởi nghiệp không biết ứng dụng công nghệ để giảm bớt vất vả cho bản thân, nâng cao khả năng tiếp cận khách hàng tiềm năng thì thà đừng kinh doanh còn hơn. Và thực tế, nền tảng công nghệ đã giúp xu hướng kinh doanh của nhiều Gen Z thành công lớn, nhưng rất nhiều Gen Z khởi nghiệp khác vẫn đang loay hoay tìm hướng đi phù hợp.
Hoạt động kinh doanh thời nào cũng có nhưng sự phát triển của thời đại sẽ tạo nên những xu hướng kinh doanh khác nhau giữa xưa và nay
STT |
Tiêu chí |
Kinh doanh ngày xưa |
Kinh doanh ngày nay |
1 |
Phương thức kinh doanh |
Mua bán trực tiếp |
Mua bán online |
2 |
Hình thức quản lý kinh doanh |
Giấy tờ, sổ sách |
Giấy tờ, sổ sách Phần mềm quản lý kinh doanh |
3 |
Hình thức quảng bá, tiếp thị |
Tờ rơi, báo, tạp chí Quảng cáo trên tivi, radio |
Chạy quảng cáo trực tuyến Quảng cáo trên tivi, radio |
4 |
Hình thức thanh toán |
Tiền mặt |
Tiền mặt Chuyển khoản |
5 |
Mức độ tiếp cận khách hàng tiềm năng |
Thấp vì người xem quảng cáo rất đa dạng |
Cao vì các nền tảng chạy quảng cáo trực tuyến có tính năng sàng lọc đối tượng phù hợp để hiển thị quảng cáo |
6 |
Quảng cáo miễn phí |
Không có |
Có, thông qua hội nhóm mạng xã hội, nhắn tin, gửi email… |
7 |
Bảo mật thông tin, an toàn giao dịch |
Cao vì mọi trao đổi kinh doanh đều thực hiện trực tiếp |
Còn hạn chế vì tình trạng hack thông tin khách hàng, lừa đảo online vẫn chưa thể bảo mật triệt để. |
8 |
Số lượng sản phẩm thay thế |
Ít vì thông tin hàng hóa không truyền tải rộng |
Cao vì mọi thông tin đều có thể tìm trên mạng Internet |
9 |
Mức độ so sánh, lựa chọn của khách hàng |
Thấp vì nguồn hàng không nhiều,nhiều loại còn khan hiếm |
Cao thông qua các trang thương mại điện tử |
10 |
Yêu cầu năng sáng tạo kinh doanh |
Vừa phải |
Cao, liên tục có những ý tưởng mới |
11 |
Mở rộng phạm vi kinh doanh |
Khó vì cần nguồn vốn (thuê mặt bằng, thuê nhân công…) Thời gian dài để tìm hiểu thị trường mới… |
Dễ vì đã có Các trang thương mại điện tử hỗ trợ tiếp cận nhu cầu khách hàng Hệ thống vận chuyển toàn cầu nhanh và rẻ |
12 |
Tìm kiếm nguồn hàng chất lượng |
Khó khăn vì thông tin các nơi có hàng không cập nhật liên tục, phải đến tận nơi liên hệ mà đường sá lại xa xôi… |
Dễ dàng trong khâu liên lạc nhưng cũng dễ bị lừa nếu không trực tiếp đến kiểm tra nguồn hàng thực thế. |
Mạng Internet mang đến nhiều cơ hội kiếm tiền tuyệt vời khi Gen Z kinh doanh. Thông qua các ứng dụng trực tuyến, Gen Z nắm bắt được thị hiếu của khách hàng nhanh chóng, lựa chọn được nguồn hàng phù hợp, kết nối được với khách hàng có nhu cầu ở khắp mọi nơi… Hoạt động kinh doanh được hỗ trợ cực kỳ đắc lực nên Gen Z khởi nghiệp không đòi hỏi phải có nguồn vốn lớn hay nhiều mối quan hệ có sẵn.
Nhu cầu sinh hoạt tăng, mọi người đều phải tất bật làm việc nên việc mua sắm tận nơi không còn phổ biến như trước. Thay vào đó, thói quen mua sắm online, nhận hàng tận nơi, thanh toán trực tuyến ngày càng phổ biến, vì vậy, Gen Z khởi nghiệp cũng tập trung theo định hướng này.
Nền tảng công nghệ hỗ trợ kinh doanh rất tốt nhưng không dành riêng cho một ai cả, vì vậy, bạn tiếp cận sử dụng được thì Gen Z khác kinh doanh cũng sử dụng được. Chính vì vậy, thị trường kinh doanh của Gen Z luôn đối mặt với sự cạnh tranh cao, thị hiếu thay đổi liên tục. Muốn kinh doanh tốt, Gen Z ngoài việc chọn đúng hàng, săn được nguồn giá rẻ thì còn phải tạo được dấu ấn bán hàng riêng như cách nói chuyện khi livestream, tạo các gói combo giảm giá, hoặc liên kết cùng những KOL để thuê họ quảng bá sản phẩm…
Nhiều tấm gương Gen Z kinh doanh thành công khi tuổi đời còn rất trẻ, thực tế cũng có nhưng “ảo” thì nhiều hơn. Nhưng tất cả những điều đó đều thôi thúc Gen Z tìm cách kinh doanh để làm giàu nhanh mà không coi trọng đến yếu tố bền vững.
>>> Bạn có thể quan tâm: Vai trò của kỹ năng đàm phán trong kinh doanh
Kinh doanh online tiết kiệm tối đa chi phí mặt bằng, chi phí nhân công, chi phí vận chuyển hàng… nên rất nhiều chi phí quản trị trong xu hướng kinh doanh của Gen Z được giảm thiểu, giúp cho người kinh doanh có thêm tài chính đầu tư vào nguồn hàng và hoạt động quảng cáo, tiếp thị.
Phương thức tiếp thị xưa chỉ giúp người kinh doanh tiếp cận những khách hàng ở khu vực gần, tỷ lệ khách hàng tiềm năng không cao. Còn xu hướng Gen Z kinh doanh cho phép người kinh doanh chủ động tiếp cận khách hàng có sự sàng lọc theo tiêu chí tiềm năng, đồng thời khách hàng tiềm năng chưa được tiếp cận vẫn có thể tìm đến mua hàng thông qua tìm kiếm trên Google, Shopee, Lazada, Tiki…
Quy mô kinh doanh nhỏ nên việc chuyển đổi, cải tiến cách thức kinh doanh của Gen Z rất dễ dàng. Thêm vào đó, các xu hướng kinh doanh mới, các kỹ thuật tiếp thị mới, các dòng sản phẩm sắp thành “trend”… đều có thể được cập nhật thông qua nền tảng trực tuyến. Do đó, việc linh hoạt thích nghi thời thế kinh doanh của Gen Z tốt hơn, mang tính nhạy bén cao.
Không chỉ người kinh doanh mà cả khách mua hàng cũng ngày càng cẩn trọng hơn trong hoạt động giao thương. Vì hiện tại, thủ đoạn lừa đảo kinh doanh ngày càng tinh vi, đánh vào cả tâm lý và công nghệ. Để an toàn, đối với những Gen Z kinh doanh, quân sư khuyên nên đến tận nơi cung cấp hàng để kiểm tra thực tế chất lượng hàng, đánh giá cơ sở sản xuất ít nhất 1 – 3 lần hợp tác đầu tiên. Nếu nhập hàng ở xa thì chỉ nhập số lượng nhỏ, đặt cọc ít để kiểm chứng mức độ tin cậy.
Tính năng kinh doanh trực tuyến được cung cấp rất dễ dàng, miễn phí nên số lượng người kinh doanh ngày một đông. Gen Z phải cạnh tranh với cả Gen Z và nhiều thế hệ khác nữa. Nên không ít Gen Z chọn cách tạo dấu ấn bằng những cách quảng bá lập dị như nói năng thiếu kềm chế, cãi nhau trên livestream, hoặc tìm những nguồn hàng kém chất lượng nhưng được giá rẻ… Gây ra tình trạng xô bồ trong hoạt động kinh doanh online.
Tổng kết lại, chúng ta thấy Gen Z khởi nghiệp chú trọng các yếu tố sau:
Ứng dụng công nghệ thông tin vào quản trị, tiếp thị, quảng bá, giao dịch… trong kinh doanh
Luôn trong tư thế sẵn sàng đổi mới để nâng cao năng lực cạnh tranh
Chấp nhận cạnh tranh cao để tìm kiếm cơ hội thành công nhanh
Không ngại tạo những ấn tượng mang tính lập dị để thu hút sự quan tâm và lựa chọn của khách hàng
Cẩn trọng hơn trong các giao dịch tìm nguồn hàng, thanh toán mua hàng trực tuyến…
Những thay đổi trong xu hướng kinh doanh của Gen Z phản ánh sự chuyển mình mạnh mẽ của công nghệ kinh doanh thời đại kỹ thuật số. Đây là xu hướng phát triển kinh doanh tất yếu của thế giới. Quân sư TalentBold tin chắc càng vận dụng công nghệ vào hoạt động kinh doanh sớm, thành công tự do tài chính của Gen Z sẽ càng sớm thành hiện thực.
------------------------------------
Chi tiết liên hệ:
Talentbold - We bold your talents
Hotline: 077 259 1080
Mail: sales@talentbold.com
Add: Tầng 12A.3, Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam