- 420k
- 1k
- 870
Gen Z là thế hệ tương lai của đất nước, một thế hệ có trong tay năng lực ứng dụng công nghệ cao và luôn được xã hội điều kiện học tập mạnh mẽ theo định hướng nghề nghiệp. Tuy nhiên, thực tế, Gen Z và những thay đổi trong xu hướng ngành nghề của họ lại đang đặt ra cho doanh nghiệp và xã hội nhiều thách thức, cụ thể ra sao, quân sư TalentBold sẽ chia sẻ đến bạn đọc ngay bây giờ.
MỤC LỤC:
1- Định nghĩa về ngành nghề
2- Thực trạng xu hướng ngành nghề của Gen Z
3- Sự khác biệt giữa ngành nghề ngày xưa và ngành nghề ngày nay
4- Các nhân tố ảnh hưởng đến xu hướng ngành nghề của Gen Z
5. Ưu, nhược điểm của xu hướng ngành nghề hiện nay
6. Top những ngành nghề Gen Z quan tâm nhất
>>> Xem thêm: Việc làm Marketing
Nghề - còn gọi là nghề nghiệp – là một lĩnh vực lao động tạo ra của cải vật chất hoặc dịch vụ đáp ứng nhu cầu xã hội. Nghề nghiệp mà mỗi cá nhân đảm nhận đều thông qua quá trình đào tạo, tích lũy tri thức, kỹ năng phù hợp với tính chất yêu cầu của nghề nghiệp đó.
Ngành nghề là cụm từ dùng để chỉ các một tập hợp gồm nhiều nghề, với điều kiện các nghề này phải có đối tượng nghề nghiệp, yêu cầu tuyển dụng, mục đích hoạt động có sự tương đồng cao. Ví dụ:
Ngành nghề y khoa gồm bác sĩ, dược sĩ, y tá, hộ lý, điều dưỡng…
Ngành nghề luật gồm luật sư, thẩm phán, công tố viên, thư ký luật…
Ngành nghề công nghệ thông tin gồm lập trình viên, Tester, kỹ sư phần cứng, kỹ sư bảo mật dữ liệu…
Mỗi thời đại, nhu cầu phát triển ở mỗi ngành nghề khác nhau, vì vậy, xu hướng ngành nghề mà lực lượng lao động ưu tiên lựa chọn cũng khác nhau.
Thời đại công nghệ số, việc lựa chọn và định hướng ngành nghề đều được công nghệ hỗ trợ tích cực, chính vì vậy, xu hướng ngành nghề của Gen Z có nhiều tiêu chuẩn rất khác biệt so với các thế hệ trước:
Tự tin vào năng lực cá nhân dù chưa có nhiều kinh nghiệm, giúp Gen Z an tâm thích ứng nhiều môi trường làm việc nhưng cũng khiến bản thân bị ảo tưởng sức mạnh
Sẵn sàng xin nghỉ việc nếu thấy phát sinh một vấn đề không phù hợp mong muốn nghề nghiệp mà mình hướng đến.
Xu hướng ngành nghề của Gen Z là nắm bắt nghề nghiệp phù hợp năng lực, trải nghiệm, hợp thì gắn bó, không hợp thì chuyển nghề, không nhất thiết phải đúng chuyên môn được đào tạo.
>>> Bạn có thể xem thêm: Học khối K và các ngành nghề phù hợp
Không cần nhìn đâu xa, chỉ cần nhìn vào quan điểm chọn ngành nghề của ông bà, cha mẹ thế hệ 8X với xu hướng ngành nghề Gen Z là sẽ thấy ngay sự khác biệt giữa ngành nghề xưa và nay:
STT |
Tiêu chí |
Ngành nghề ngày xưa |
Ngành nghề ngày nay |
1 |
Nguồn cung công việc |
Quảng cáo báo chí Người quen giới thiệu |
Mạng trực tuyến Người quen giới thiệu |
2 |
Gắn kết cùng nghề nghiệp |
Luôn áp dụng, đúng như câu nói “Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh” |
Phải có năng lực nghề nghiệp linh hoạt Nỗ lực tìm kiếm thêm nghề tay trái |
3 |
Cơ sở để có thu nhập cao |
Giỏi kinh doanh |
Giỏi chuyên môn Giỏi công nghệ
|
4 |
Mức độ chủ động chọn nghề |
Ít |
Cao |
5 |
Tầm quan trọng bằng cấp |
Phải có bằng đại học Bằng cấp là bằng chứng thực cho năng lực |
Phải có năng lực làm việc thực tế Bằng cấp, chứng chỉ có thể bổ sung sau |
6 |
Trung thành với nơi làm việc |
Gắn kết cả đời Chỉ chuyển việc nếu đổi nơi ở khác quá xa nơi làm việc |
Thường nhảy việc, gắn kết 4 – 5 năm là cao. Luôn săn cơ hội phát triển và một môi trường làm việc tốt hơn |
7 |
Khả năng chịu áp lực công việc |
Cao vì tin tưởng đó chỉ là giai đoạn nhất thời |
Thấp vì tin tưởng ngoài kia luôn có những môi trường làm việc thoải mái hơn |
Sở dĩ xu hướng ngành nghề của Gen Z có những chuyển biến quá mạnh mẽ là vì Gen Z chịu sự tác động của nhiều nhân tố trong suốt quá trình phát triển của bản thân:
Trước đây săn việc làm phải xem quảng cáo trên báo hoặc nhờ người quen giới thiệu, còn với Gen Z ngày nay, tìm kiếm cơ hội việc làm trở nên dễ dàng hơn rất nhiều thông qua các trang tuyển dụng trực tuyến. Do đó, xu hướng ngành nghề của Gen Z không hướng đến sự gắn kết lâu dài, không đề cao sự chịu đựng hay đối mặt với áp lực để duy trì công việc.
Nhu cầu xã hội phát triển, rất nhiều ngành nghề mới ra đời, Gen Z lại là thế hệ trẻ, nắm bắt nhanh những cơ hội nghề nghiệp tiềm năng nên Gen Z không ngại từ bỏ chuyên môn đã được đào tạo dài hạn, chuyển sang học một chuyên môn mới vì họ tin chuyển đổi càng nhanh, cơ hội thành công sẽ càng cao, tốt hơn là mãi miệt mài ở chuyên môn sắp bảo hòa với nhiều đối thủ cạnh tranh.
Nền tảng trực tuyến giúp Gen Z tiếp cận nhiều phương thức kiếm tiền mới như làm việc từ xa, livestream bán hàng trên mạng xã hội, trở thành Freelancer tự do không gian thời gian làm việc… nên xu hướng ngành nghề luôn hướng Gen Z đến sự tự do, không ép bản thân phải gồng gánh áp lực, miệt mài 10 – 12 tiếng mỗi ngày ở công sở như thế hệ cha mẹ, ông bà.
Kinh tế xã hội phát triển tạo nên những nền tảng tài chính tốt cho Gen Z. Dù những nền tảng này không hẳn do Gen làm ra, mà có thể do ông bà, cha mẹ dày công xây dựng, nhưng tựu chung lại, rất nhiều Gen Z không phải đối mặt gánh nặng cơm áo gạo tiền. Họ có cơ hội thử sức và sàng lọc nghề nghiệp tốt nhất, phù hợp năng lực, sở thích, đam mê, và vì vậy, họ sẵn sàng chuyển việc khi thấy không phù hợp.
Muốn thành công, trước hết phải chọn đúng nghề phù hợp năng lực, đúng với đam mê thì càng tốt. Sự năng động trải nghiệm nhiều tính chất công việc sẽ giúp Gen Z hiểu được mình cần gì và ngành nghề nào là phù hợp với mình.
Cơ hội nghề nghiệp quá quen thuộc cạnh tranh vừa cao, lợi ích sự nghiệp lại khá bảo hòa. Xu hướng ngành nghề của Gen Z giúp các bạn ấy nắm bắt nhiều xu thể mới, chủ động thay đổi để nắm bắt và giành lấy vị thế tiên phong.
Với năng lực công nghệ, kiến thức chuyên môn, cùng những kiến thức xã hội đa dạng được tạo thành từ xu hướng ngành nghề mở, Gen Z mới có thể đáp ứng nhiều yêu cầu tuyển dụng, tăng cơ hội cạnh tranh ứng tuyển.
Gắn bó với một nơi không phù hợp thì thiệt thòi sẽ thuộc về mình. Gen Z không muốn như vậy, không phải vì họ không trung thành mà vì họ không muốn cả doanh nghiệp và bản thân gặp khó khăn trong quá trình hợp tác. Vị trí ở nơi cũ sẽ dành cho người mới tốt hơn, còn vị trí ở nơi mới tốt hơn sẽ dành cho họ.
>>>> Bạn có thể tham khảo: Học khối A và tổng hợp các ngành nghề phù hợp
Tìm thêm một công việc phụ như một cách dự phòng cho tài chính của bản thân chính là ưu điểm lớn mà xu hướng ngành nghề Gen Z mang lại.
Xu hướng tìm việc thông qua mạng trực tuyến dễ dàng hơn nhưng cũng khiến Gen Z phải nâng cao mức độ cạnh tranh. Vì vậy, cần nâng cao năng lực làm việc thực tế, bổ sung chứng chỉ nghiệp vụ mới.
Tuổi trẻ sẽ qua đi rất nhanh, xu hướng ngành nghề làm Gen Z cứ mải chuyển việc thì sự ổn định sẽ rất lâu mới có được. Cần có sự cân nhắc, tìm hiểu tính chất công việc trước khi chuyển, rèn luyện thêm khả năng chịu áp lực.
Tự tin vào năng lực khiến cái tôi của Gen Z khá lớn, điều này rất khó hòa nhập vào tập thể. Muốn cải thiện, Gen Z nên học cách lắng nghe nhiều hơn, học hỏi cái hay mang lại giá trị thực tế từ những người đi trước.
Chắc chắn rồi, Gen Z luôn yêu thích công nghệ vì nhận ra những giá trị vượt trội mà công nghệ mang đến cho xã hội. Vì vậy, được trở thành một thành viên của đại gia đình công nghệ, được kiến tạo nên những sản phẩm công nghệ mang lại giá trị cao luôn là định hướng của những bạn giỏi các môn tự nhiên.
Hơn nữa, công nghệ là xu thế phát triển tất yếu của thế giới nên mức thu nhập, cơ hội nghề nghiệp luôn cao hơn những ngành nghề khác. Xu hướng ngành nghề Gen Z không hẳn chỉ có công nghệ thông tin mà còn có công nghệ ô tô, công nghệ cơ khí, công nghệ Logistics…
Kinh doanh, thương mại là nền tảng mang đến tài chính dồi dào cho sự phát triển của cả thế giới. Gen Z thấu hiểu điều này hơn ai hết vì những tấm gương kinh doanh luôn hiện hữu mỗi ngày trước mắt họ. Lựa chọn xu hướng ngành nghề kinh tế, thương mại – đặc biệt là Thương mại điện tử - cũng là sự chuẩn bị của Gen Z cho quá trình khởi nghiệp trong tương lai.
Những vị trí công việc cho phép lựa chọn không gian, thời gian làm việc rất phù hợp với xu hướng ngành nghề yêu thích sự tự do, khám phá của Gen Z. Những ngành nghề Freelancer hiện diện ở mọi chuyên môn nghề nghiệp như viết lách, quảng bá du lịch, khám phá ẩm thực, lập trình phần mềm… Tuy nhiên, nhóm ngành nghề này chỉ dành cho những Gen Z có kinh nghiệm làm việc thực tế, giỏi chuyên môn, biết cách tự triển khai công việc.
Gen Z và những thay đổi trong xu hướng ngành nghề cho ta thấy nhiều mặt tích cực về sự nhạy bén nắm bắt cơ hội, sự năng động vận dụng công nghệ vào xu hướng ngành nghề. Tuy nhiên, vẫn còn đó nhiều mặt hạn chế, đặc biệt là khả năng chịu áp lực và vượt qua áp lực. Với những chia sẻ từ quân sư TalentBold, hy vọng hành trình khắc phục những nhược điểm này sẽ thuận lợi hơn với cả Gen Z và nhiều thế hệ trẻ khác.
------------------------------------
Chi tiết liên hệ:
Talentbold - We bold your talents
Hotline: 077 259 1080
Mail: sales@talentbold.com
Add: Tầng 12A.3, Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam