- 420k
- 1k
- 870
Mỗi người trong chúng ta, ai cũng mong muốn quyền và lợi ích mà mình nhận được luôn là cao nhất, trong khi, nghĩa vụ và trách nhiệm càng ít càng tốt. Tuy nhiên trong hợp tác, không ai muốn nhận phần thiệt về mình cả. Mặc dù vậy, vẫn có trợ thủ giúp bạn tối đa quyền lợi, tối thiểu trách nhiệm ở mức cao nhất. Trợ thủ đó không ai khác chính là kỹ năng đàm phán. Và hôm nay, quân sư TalentBold sẽ dành trọn bài viết để chia sẻ 09 bước để bạn chinh phục kỹ năng đàm phán tuyệt đỉnh.
MỤC LỤC:
1. Kỹ năng đàm phán trong kinh doanh là gì?
2. Lợi ích của kỹ năng đàm phán
3. 09 bước để bạn chinh phục kỹ năng đàm phán
Trong kinh doanh, muốn hợp tác thành công, chúng ta phải tìm ra được tiếng nói chung, dung hòa quyền lợi và trách nhiệm các bên. Kỹ năng đàm phán chính là cách thức giúp các bên tìm ra tiếng nói chung đó.
Thông qua kỹ năng đàm phán, mọi người hiểu hơn về ưu nhược điểm của đối tác và của chính mình. Từ đó, những điều chỉnh về quyền lợi và trách nhiệm được triển khai, sự giao thoa sớm hình thành, mang đến lợi ích tốt nhất mà các bên mong đợi.
Kỹ năng đàm phán được đề cao hàng đầu trong các hoạt động kinh doanh, bởi lẽ, thông qua đó, quyền và lợi ích của tổ chức/ cá nhân luôn tìm thấy cơ hội nâng cao đáng kể:
Tối đa quyền lợi, tối thiểu trách nhiệm, nghĩa vụ
Kỹ năng đàm phán giúp cá nhân/ tổ chức tận dụng ưu thế của mình để khiến đối tác nhượng bộ, từ đó đạt được kỳ vọng lợi ích trong hợp tác.
Nâng cao đánh giá năng lực và cơ hội thăng tiến
Người có kỹ năng đàm phán giỏi luôn là nhân lực được doanh nghiệp đề cao. Kết quả làm việc tốt, nhiệm vụ đàm phán hoàn thành xuất sắc, nâng cao lợi ích cho doanh nghiệp, cũng chính là đang nâng cao điểm số của bạn trong mắt nhà quản lý khi có nhu cầu đề bạt, thăng chức.
Phát triển mối quan hệ hợp tác kinh doanh
Được hợp tác cùng một đối tác mạnh, cũng là cách quảng bá hình ảnh thương hiệu kinh doanh hiệu quả cho tổ chức. Vì vậy, kỹ năng đàm phán mang đến cơ hội gắn kết doanh nghiệp cùng nhiều tổ chức lớn, mở rộng năng lực kinh doanh, nâng cao vị thế trên bàn đàm phán trong tương lai.
>>>> Xem thêm: Làm sao để có được kỹ năng đàm phán giỏi?
Thành công của người đàm phán không phải là tìm kiếm lợi ích tuyệt đối vì đối tác có khi nào chịu nhường hết quyền lợi của họ cho bạn đâu. Thành công ở đây chính là khả năng tối đa lợi ích cho chính mình trong phạm vi quyền hạn mà mình đảm nhận. Nếu bạn muốn bản thân là người sở hữu khả năng tuyệt vời đó thì đây là 09 bước quan trọng nhất trong lộ trình rèn luyện kỹ năng đàm phán:
Từ nội dung bản thảo hợp đồng, ưu nhược điểm phía bạn, ưu nhược điểm phía đối thủ, dự báo tình hình thị trường… tất cả đều cần được chuẩn bị kỹ lưỡng cho một buổi đàm phán có kế hoạch cụ thể. “Biết người, biết ta” trăm trận trăm thắng. Nhưng đối phương cũng như bạn, sẽ giấu kín những tuyệt chiêu, hoặc điểm yếu của bản thân, để đối thủ không có cơ hội tấn công. Tuy nhiên, dựa vào mối quan hệ trong ngành, những thông tin nội bộ ngành… chắc chắn bạn sẽ tìm thấy nhiều điều thú vị về đối thủ.
Kết quả kỳ vọng có được từ buổi đàm phán cùng cần được cân nhắc. Hãy phân tích kỹ lưỡng dựa trên tiêu chuẩn khách quan, ở mức độ trách nhiệm, nghĩa vụ này thì mức độ quyền lợi mà bạn mong muốn đạt được là bao nhiêu. Nên đặt ra khoảng mức độ, thay vì một con số cụ thể, như vậy, bạn sẽ dễ dàng đưa ra lựa chọn nhanh, chớp lấy cơ hội trong quá trình đàm phán.
Đàm phán là quá trình tương tác giữa các bên, mỗi bên đều sẽ đưa ra những luận điểm có lợi cho mình. Với kỹ năng lắng nghe hiệu quả, bạn sẽ thuận lợi súc tích được nội dung từ phía đối tác, đưa ra những phản biện có giá trị cho phía doanh nghiệp của mình. Bên cạnh đó, trong lúc trình bày, người nói rất dễ sơ hở để lộ một vài điểm yếu, mà chỉ những người lắng nghe giỏi mới nắm bắt được, từ đó thay đổi cục diện tích cực về phía mình.
>>>> Bạn xem thêm: Đàm phán là gì? Kỹ năng cần có để trở thành chuyên gia đàm phán giỏi
Nhiều người ngại va chạm, thích đàm phán ôn hòa, nhưng mỗi người mỗi tính cách, nên đã định hướng trở thành người đàm phán giỏi thì bạn cần chuẩn bị tâm lý đối mặt với nhiều tính cách khác nhau. Và thực tế, những cuộc tranh luận, phản biện trong quá trình đàm phán là khó tránh khỏi. Hãy luôn chia đôi thời gian, khi đối tác tranh luận, bạn nên lắng nghe, và khi bạn phản biện hoặc tranh luận, hãy yêu cầu đối tác lắng nghe. Điều này thể hiện sự bình đẳng, vị thế ngang bằng giữa các bên, một trong những yếu tố cần thiết khi đàm phán.
Những dự định, chuẩn bị ban đầu là tốt, nhưng đừng cứng nhắc chỉ đàm phán theo đúng những gì đã chuẩn bị. Vai trò của người đàm phán có tính nhạy bén, linh hoạt rất lớn. Vì vậy, trong quá trình tương tác đàm phán, nhiều mục tiêu mới có thể xuất hiện,mang đến nhiều sự lựa chọn thương thảo hơn. Những mục tiêu này có thể sẽ làm giảm quyền lợi của bạn so với kỳ vọng, nhưng bù lại là lợi ích lâu dài, là thành công mang lại công ăn việc làm cho anh em, là khả năng nâng tầm hình ảnh thương hiệu…
Đừng chỉ nghĩ đến quyền lợi cho phía mình trong cuộc đàm phán. Như bạn đã biết,ai cũng muốn sở hữu quyền lợi cao nhất cho mình. Nếu vị thế cuộc đàm phán không nghiêng nhiều về phía bạn (ví dụ : đàm phán tăng lương khi thị trường lao động đang dư nhân lực, đàm phán xin học bổng tại một trường mà sinh viên cả thế giới muốn vào học…) thì hãy tập trung đưa ra những khả năng mang đến quyền lợi cho đối tác, càng nhiều càng tốt. Đây chính là ưu thế giúp bạn vượt trội hơn các đối thủ khác, giúp đối tác có cái nhìn và sự đánh giá cao hơn dành cho bạn.
Lý thuyết tuy không phải là yếu tố quyết định cho năng lực kỹ năng đàm phán, nhưng là nền tảng bổ sung những nguồn lực tích lũy trong não bộ, như những bí kíp võ công vậy, khi cần là có ngay “nội lực” để xuất chiêu. Do đó, học hỏi từ sách vở, phim ảnh, hoặc từ những đồng nghiệp dày dạn kinh nghiệm chẳng bao giờ là thừa cả.
>>>> Có thể bạn quan tâm: Tìm hiểu chi tiết về kỹ năng đàm phán và thuyết phục
Có thành công,sẽ có thất bại. Càng kỳ vọng nhiều, thất bại càng khiến bạn buồn hơn. Thất bại là điều không nên nghĩ đến, nhưng chuẩn bị tâm lý để đối mặt với thất bại là điều luôn cần thiết. “Sớm chấp nhận thất bại, để bắt đầu một cuộc chinh phục mới”, đây chính là cách được các chuyên gia đàm phán áp dụng triệt để.
Bởi lẽ, công việc của họ là đàm phán, hết kế hoạch này đến kế hoạch khác. Nếu cứ để thất bại của kế hoạch trước tác động đến tâm lý thì kế hoạch sau không chắc sẽ tốt đẹp hơn. Còn với bạn, một khi đã đàm phán không như mong đợi, hãy luôn tự nhủ với bản thân “Đây là bài học tốt, đã biết mình thiếu sót ở điểm nào, lần sau kết quả đàm phán chắc chắn tốt hơn”
Ngồi một chỗ, nghe lý thuyết, thuộc hướng dẫn, rồi tự nghĩ ra các tình huống để áp dụng thì không thể trở thành chuyên gia đàm phán giỏi được. Bởi lẽ, tình huống ấy quá chủ quan, trong khi tình huống trong cuộc sống thì phức tạp, biến hóa khôn lường. Vì vậy, không đâu giúp bạn hoàn thiện kỹ năng đàm phán tốt bằng môi trường thực tế cả. Từ việc đi chợ trả giá khi mua hàng, thương lượng cùng gia đình sắp xếp công việc nhà, thỏa thuận mức lương khi ứng tuyển, thuyết phục thay đổi lịch hẹn gặp bạn bè/đối tác… Đừng bỏ lỡ bất cứ cơ hội nào cả.
Không chỉ trong kinh doanh,mà cuộc sống hằng ngày, tạo hóa vẫn mang đến cho chúng ta nhiều cơ hội vận dụng kỹ năng đàm phán để giành lợi thế về mình. Một người đàm phán giỏi luôn giữ thế chủ động, linh hoạt tùy biến theo mọi tình huống. Với 09 bước để bạn chinh phục kỹ năng đàm phán mà quân sư TalentBold chắt lọc chia sẻ, bạn an tâm có ngay lộ trình trở thành một người tuyệt vời như vậy. Chúc bạn luôn thành công trên con đường chinh phục mọi kỹ năng đỉnh cao !