Với sự phát triển của nền kinh tế, doanh nghiệp cần quan tâm đến nhiều khía cạnh hoạt động hơn – không chỉ là những hoạt động kinh doanh đơn thuần. Ở đây, văn hóa doanh nghiệp là một trong những yếu tố luôn cần được đề cao hàng đầu.
Văn hóa doanh nghiệp là gì?
Văn hóa doanh nghiệp có vai trò rất quan trọng với doanh nghiệp, gì? Hiểu một cách đơn giản, văn hóa doanh nghiệp chính là những giá trị cốt lõi được doanh nghiệp xây dựng trong suốt quá trình phát triển. Các giá trị, tập quán cũng như quan điểm làm việc chính là dấu ấn của doanh nghiệp và chi phối từ suy nghĩ tới hành động của các thành viên trong doanh nghiệp để thực hiện các mục đích đề ra.
Có nhiều yếu tố cấu thành văn hóa doanh nghiệp. Chúng là sản phẩm được hình thành nên bởi những nhóm người trong cùng doanh nghiệp và cũng nhau xây dựng giá trị bền vững này. Văn hóa doanh nghiệp với hệ thống các giá trị tốt đẹp được các cá nhân trong doanh nghiệp tuân thủ, chấp nhận các giá trị này.
Văn hóa của các doanh nghiệp khác nhau sẽ tạo nên nét đặc trưng riêng biệt của doanh nghiệp đó. Chúng là chân-thiện-mỹ tạo nên nét riêng mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng hướng tới.
Các yếu tố tạo nên văn hóa doanh nghiệp
1. Triết lý hoạt động của doanh nghiệp
Đây được xem là yếu tố quan trọng nhất để hình thành văn hóa doanh nghiệp, bao gồm những triết lý hoạt động cốt lõi doanh nghiệp hướng tới. Việc xác định chính xác triết lý hoạt động sẽ chi phối tới các quyết định quản lý, không làm thay đổi các giá trị bền vững đã dây dựng.
Xây dựng văn hóa doanh nghiệp thể hiện ở những cam kết và chỉ đạo của người lãnh đạo doanh nghiệp. Đó là các triết lý trong kinh doanh, các phương châm trong quá trình quản lý mà chỉ những người lãnh đạo mới có thể tác động. Triết lý hoạt động cần đảm bảo tính đa chiều, kịp thời và đảm bảo tính chính xác.
2. Sự phối hợp các cá nhân và tổ chức
Đây là yếu tố cấu thành văn hóa doanh nghiệp lớn thứ hai có vai trò thúc đầy hành động mỗi cá nhân, nhóm và cả tổ chức. Những yếu tố này được biểu hiện thông qua các hành vi hàng ngày của từng cá nhân đảm bảo quy tắc đặt ra từ doanh nghiệp.
3. Hệ thống quy định trong nội bộ doanh nghiệp
Đây là những quy tắc đảm bảo sự hoạt động ổn định của các doanh nghiệp. Yếu tố này đảm bảo các doanh nghiệp có thể dễ dàng đáp ứng những yêu cầu ngày càng cao hơn của công việc, dịch vụ. Tạo tính ổn định cũng như niềm tin tới khách hàng và xã hội và xây dựng văn hóa doanh nghiệp.
4. Phương pháp trao đổi, phổ biến thông tin hiệu quả
Hệ thống trao đổi thông tin đảm bảo cung cấp đầy đủ các thông tin cần thiết, đa dạng và kịp thời. Đây cũng là yếu tố quan trọng để các thành viên trong doanh nghiệp dễ dàng thu thập, lưu trữ cũng như xử lý thông tin. Hệ thống thông tin cần thiết cho hoạt động doanh nghiệp thường nhật bao gồm các định hướng công việc hàng ngày, hàng tuần cũng như xây dựng các định hướng chiến lược.
5. Nghi lễ, nghi thức và các phong trào hoạt động
Đây là những yếu tố cấu thành văn hóa doanh nghiệp xuất hiện bề nổi trong văn hóa donh nghiệp, phản ánh chính xác đời sống sinh hoạt của công ty. Thông thường, các yếu tố này sẽ không làm ảnh hưởng tới hoạt động và các kết quả kinh doanh của công ty nhưng chúng chi phối mọi hoạt động doanh nghiệp.
Công tác phổ biến chính sách của công ty, các hoạt động thường nên tạo nên sự khác biệt với những doanh nghiệp khác. Thông quá đó, tạo dựng hình ảnh độc đáo duy nhất cũng như xây dựng và phát triển thương hiệu. Việc tham gia xây dựng “chất riêng” của doanh nghiệp cần có sự tham gia của các nhà lãnh đạo, quản lý để xây dựng văn hóa cho tổ chức mình.
Văn hóa doanh nghiệp có ảnh hưởng như thế nào?
1. Văn hóa là nền tảng phát triển của doanh nghiệp
Ảnh hưởng của văn hóa doanh nghiệp trước hết tác động tới tới thái độ, phong cách làm việc của các thành viên. Văn hóa giúp doanh nghiệp hình thành cộng đồng những người cùng chung chí hướng, hợp tác trên tinh thần thân thiện, gắn bó. Thông qua đó, hiệu suất làm việc sẽ không ngừng tăng nhanh, khả năng kinh doanh nâng cao giúp doanh nghiệp có thể đứng vững trên thị trường.
2. Xây dựng lợi thế cạnh tranh
Việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp với các chiến lược ngắn và dài hạn sẽ tạo nên sự gắn kết của các thành viên. Sự tự hào văn hóa doanh nghiệp giúp họ xây dựng động lực phấn đấu và cống hiến cho mục tiêu chung của tập thể. Từ đó, hiệu quả hoạt động kinh doanh ngày càng được nâng cao, giúp doanh nghiệp cạnh tranh tốt trên thị trường.
3. Tạo môi trường thu hút và giữ chân nhân tài
Văn hóa doanh nghiệp là yếu tố các nhân sự cấp cao rất chú trọng. Tạo dựng văn hóa doanh nghiệp giúp thu hút và giữ chân nhân tài, xây dựng được sự trung thành của các thành viên. Chúng tạo dựng các mối quan hệ đồng nghiệp tốt đẹp, lành mạnh và thoải mái.
Việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp lành mạnh góp phần khẳng định giá trị cốt lõi của doanh nghiệp. Đây cũng chính là điều nhân viên luôn tự hào về đơn vị của mình. Chắc chắn không ai mong muốn làm việc trong môi trường không khiến họ thoải mái. Văn hóa doanh nghiệp vững mạnh là cốt lõi tránh tình trạng “ chảy máu chất xám” đang diễn ra vô cùng phổ biến ở Việt Nam.
4. Xây dựng bản sắc riêng cho doanh nghiệp
Những giá trị văn hóa doanh nghiệp có được là duy nhất, là cốt lõi mà chỉ doanh nghiệp ấy mới có được. Đó có thể là lễ nghi, hoạt động thường niên, đồng phục, đào tạo, v.v... tạo nên sự khác biệt với các doanh nghiệp khác.
Ảnh hưởng của văn hóa doanh nghiệp rất quan trọng để tạo nên nét đặc trưng doanh nghiệp riêng giữa hàng ngàn doanh nghiệp khác trên thị trường. Qua đó, khách hàng có thể dễ dàng nhận biết và có những ấn tượng riêng về doanh nghiệp.
5. Giảm tối đa những xung đột nội bộ
Xây dựng văn hóa doanh nghiệp thúc đẩy tinh thần đoàn kết làm việc, hỗ trợ lẫn nhau chính là văn hóa mà các doanh nghiệp luôn chú trọng xây dựng. Qúa trình hoạt động có thể có những mâu thuẫn nội bộ, nhân viên có thể nhanh chóng xử lý trên tinh thần hòa đồng cùng nhau giải quyết và phát triển.
Việc giảm những rắc rối nội bộ giúp tinh thần nhân viên được nâng cao, thời gian hướng tới các mục tiêu chung được giảm thiểu rõ rệt.
Làm sao để xây dựng văn hóa doanh nghiệp lành mạnh?
1. Xây dựng nền tảng vững chắc và áp dụng các giá trị chung
Việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp phụ thuộc rất lớn vào nhà lãnh đạo. Nhà lãnh đạo cần xây dựng các giá trị văn hóa, mục tiêu phát triển để nhân viên áp dụng các giá trị này. Tuân thủ các yếu tố cấu thành văn hóa doanh nghiệp giúp xây dựng nền văn hóa lành mạnh, đưa hoạt động của nhân viên đi vào đúng khuôn khổ, nề nếp.
2. Chú trọng công tác tuyển dụng nhân viên
Để xây dựng văn hóa doanh nghiệp, hãy tuyển dụng nhân viên cấp cao có đủ kiến thức, đảm bảo các giá trị đạo đức,...phù hợp với công ty. Chẳng hạn với các cơ sở báo chí, bên cạnh việc ứng viên cần có kiến thức cơ bàn về tác nghiệp cần có đạo đức cũng như am hiểu về pháp luật và quy định của Nhà nước, v.v…
Lựa chọn các nhân viên cũ, giàu kinh nghiệm để hướng dẫn nhân viên mới, giúp họ nhanh chóng thích ứng tốt với văn hóa của doanh nghiệp. Chính ảnh hưởng của văn hóa doanh nghiệp có được từ nhân viên này giúp nhân sự mới nhanh chóng hòa nhập với doanh nghiệp.
3. Giới thiệu về các giai đoạn hình thành và phát triển công ty
Đây là văn hóa truyền miệng trong công ty và là công thức đơn giản để nhân viên nắm chắc văn hóa doanh nghiệp đang xây dựng. Đó có thể là những câu chuyện về giám đốc điều hành, những người sáng lập và kèm thông điệp rõ ràng tới các thành viên. Đây chính là yếu tố cấu thành văn hóa doanh nghiệp mà các công ty đều hướng tới.
4. Thường xuyên tổ chức đào tạo và đánh giá ứng viên
Thường xuyên mở các lớp đào tạo kiến thức, kỹ năng sẽ giúp nhân viên nâng cao trình độ và tác phong làm việc để nhân viên chính là tài sản quan trọng cho công ty.
Những ảnh hưởng của văn hóa doanh nghiệp cần thể hiện ở hệ thống thưởng phạt rõ ràng và nghiêm minh cũng là động lực để nhân viên nỗ lực hoàn thành công việc và gắn bó với doanh nghiệp.
5. Xây dựng những tấm gương điển hình trong công việc
Sàng lọc và lựa chọn những nhân sự làm việc tốt nhất để khen thưởng, biểu dương theo tháng, quý và năm. Đây là cách thúc đầy tinh thần làm việc của các ứng viên cũng như phổ biến văn hóa của chính doanh nghiệp.
Việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp không chỉ ngày một ngày hai mà là cả một quá trình dài, đòi hỏi sự phối hợp từ mọi cá nhân trong tổ chức. Một môi trường văn hóa doanh nghiệp lớn mạnh chính là chìa khóa vàng cho sự thành công của chính doanh nghiệp.
Talentbold
TalentBold là nền tảng hợp nhất trong Quảng bá, Thu hút và Quản lý Tuyển dụng nhân tài giúp Doanh
nghiệp đảm bảo nguồn lực dựa trên nền tảng công nghệ phần mềm Quản lý tuyển dụng